Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Khách viếng thăm




Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011   Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 Icon_minitime20/4/2011, 12:35 am

GIÁO XỨ XUÂN KITÔ – XUÂN LỘC
___________________________ Bài Cảm nhận
Nhân bài Thuyết trình của Linh mục Nguyễn Hưng
Với các Giáo viên Công Giáo –Tại nhà thờ Chánh Tòa Xuân Lộc
Ngày 17-04-2011 (Chúa Nhật Lễ Lá)
.

______________________________

Kính thưa Đức Ông Vicente, Linh mục Nguyễn Hưng và quý Cha

Hình như toàn thể Giáo viên Công giáo của Giáo phận lại thêm một lần nô nức nữa để mong ngày về cùng nhà Cha…
Cho dẫu cũng vào cái độ tiết trời nóng oi bức, với hệ thống làm dịu mát của ngôi Thánh đường có tính cổ kính nhưng hầu như cũng chưa đủ xua tan đi cái nóng tháng tư này… Thế mà trong nhà thờ cũng đã chật ních toàn người và người – lên cả tầng trên ca đoàn… điều đó chứng tỏ cứ hàng năm những người con dân Chúa rất muốn nghe những lời giáo huấn từ quý Cha… và đúng như lời Kinh Thánh đã nói: Con người sống không nguyên bởi bánh – nhưng còn do Lời Thiên Chúa phán ra…

Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 Prayer
Quả thật, Ta nói với các ngươi:…............... có thể nói ngày Tĩnh Tâm hàng năm của Giáo phận dành cho các giới chức thành phần trong xã hội như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên và những nhà kinh doanh… hầu như quý Cha – nhất là những bài thuyết trình… đã làm một ánh đuốc soi rọi tâm hồn có thể còn trong bóng tối u mê trần tục này vậy.. cứ hàng năm – mỗi bài, mỗi lời giáo huấn, những huấn từ nhắn nhủ của Giám mục hay Đức Ông… có thể làm dịu mát đi cái nắng oi bức đó… và giờ phút chia tay, hầu như ai nấy cũng nhận thấy niềm thanh thản trong chính tâm hồn mình…
Xuân Lộc ngày hôm nay có khác đi những năm về trước, được tổ chức tại nhà thờ Chánh Tòa, nhưng dù sao cũng vui lắm, anh em, bạn bè lâu ngày gặp lại, nỗi vui mừng hầu như chưa hết nỗi riêng trong những câu chuyện, chưa thể vơi đi nỗi nhớ, và nếu không có những lần hội ngộ đoàn viên như thế này… có lẽ nỗi nhớ cứ dâng trào theo ngày tháng ?

Tiếng mời gọi bước vào nhà Cha như những tiếng chuông vang báo hiệu giờ kinh nguyện hay những giờ lễ, nhưng hôm nay chỉ là suy niệm… giờ phút đầu tiên Đức Ông chủ sự nghi thức Sám hối… cùng với tất cả giáo viên này… và hầu như ai cũng hướng cõi lòng mình về phía cây Thánh giá Cứu độ ngay chính diện Cung Thánh… như tất cả cùng nhau đang hướng về đồi Calve năm xưa để tưởng nhớ… với những màn hình LG nằm rải rác trong nhà thờ hầu như cũng phân phối được lời nói của vị Chủ sự… Lời của Đức Ông nhắn nhủ và tường thuật lại công trình 350 năm thành lập các Giáo phận Đàng Trong và Đàng ngoài, Ngài nhắc lại một quá trình lịch sử có tính liên tục và qua biết bao nhiêu gian nan thử thách với những người con dân Chúa… 350 năm một quá trình không phải là ngắn, nhưng hầu như chưa đủ cho những lời kinh nguyện cầu xin của những con dân Thiên Chúa tại trần gian này, một quá trình hình thành với Giáo phận Đàng Trong… và một lịch sử cũng không phải là nhỏ với 50 năm thành lập Giáo phận Xuân Lộc… khi nói đến Xuân Lộc, tất nhiên ai ai cũng nhớ về cho vị Giám mục Tiên khời – đó là ĐGM Giuse Maria Lê Văn Ấn… hôm nay chính người viết bài này và đã có hàng chục người con dân Chúa đang ngồi nơi đây – đều là những đứa con SaoMai ngày nào mà Cựu Linh mục Lê Văn Ấn đã một thời là Hiệu Trưởng… người Thầy, người Cha của chúng tôi ngày xưa lắm rồi… đến nay Chúa cũng đã gọi đến Ba Người Con của Thiên Chúa về với Ngài… và vị đương nhiệm chăn dắt đoàn chiên hôm nay là ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh… dù sao 50 năm không phải là ngắn ngủi, cũng chưa thể gọi là một quá trình xây dựng cơ đồ Nhà Cha Chung này, nhưng với biết bao nhiêu công lao và sức lực để ngày hôm nay có được một bề thế như thế - ắt sẽ hẵn cũng xin được gọi là một bề dày lịch sử của Giáo phận này… Xuân Lộc – chồi non xanh mơn mởn như còn hứa hẹn một tương lai huy hoàng và ngời sáng, như chồi Lộc của những mùa Xuân mà vị Cha Chung đã đặt tên… và hôm nay những con dân của Ngài từ khắp nơi lũ lượt về đây để cùng nhau không phải ăn những chiếc bánh đời thường – mà còn được ăn những chiếc bánh Hằng Sống như thế….

Ngày hôm nay – Chúa Nhật lễ Lá – chuẩn bị bước vào Tuần Thánh chịu nạn của Đức KiTô… Đức Ông cũng đã nhắn nhủ thật nhiều điều, sau những đoạn lịch sử hình thành vùng đất Xuân Lộc… lời của Ngài như một cuốn phim chiếu lại cho những con người hôm nay thấy rõ được một quá trình xây dựng Giáo phận, rồi những lời nhắn nhủ và giải thích về nhưng nguyên lý giáo dục cho một số đông người mà theo thống kê của Ban Tổ chức là 1152 giáo sư, giáo viên toàn Giáo phận hôm nay… quả là một con số không nhỏ, một khối lượng con người như ngày xưa Abraham dẫn qua Biển Đỏ để làm con riêng của Thiên Chúa vậy, nhưng Biển đó ngày xưa của Abraham khác hẵn với biển đỏ của Đức Ông Vicente ngày hôm nay… Biển đó ngày xưa chỉ có một vấn đề là vượt thoát khỏi sự áp bức của dân Ai Cập…. còn Biển đó hôm nay với những con người giáo chức nói riêng là cả một khoảng trời chiến đấu với chính mỗi con người trong một xã hội xô bồ như các vấn đề: Giáo dục – Hôn nhân và gia đình… có thể nói đây là những vấn nạn hiện hành của thời kỳ hiện nay… mà nhiệm vụ của những giáo chức Công giáo phải một phần gánh vác trên vai cùng chung sức với xã hội như thế…. Không phải với những giáo trình trong những nhà trường, không phải với những giáo án có phép từ chương mà thôi bởi những kiến thức tiến bộ của xã hội… mà giáo án của người giáo viên Công giáo hôm nay – theo “lời nhắn nhủ” của Đức Ông là phải có đủ trí – mỹ - đức và có những cái tâm cái trí của con người – và chúng ta có nhiệm vụ truyền đạt đến với lớp trẻ hiện nay như thế nào để cùng nhau hướng tất cả về cùng với Thiên Chúa – đó là vấn đề mà Đức Ông Vicente đã nhắn nhủ….

Câu chuyện “Đứa con hoang đàng” mà Đức Ông cũng đã đề cập tới trong lời nhắn nhủ hôm nay, hầu như muốn nhắc nhở về cho tất cả những con người hôm nay, nhưng con người mang trong mình Ơn Gọi trong sứ mạng tông đồ giáo dục… để làm sáng danh Thiên Chúa giữa trần gian này… có thể nói đó cũng là một bài giảng, một bài học của một “vị Giáo sư đang thuyết pháp” về cho vấn đề nhân bản của con người với những con người Sư phạm đang ngồi ở phía dưới… Cung Thánh của nhà Thờ Chánh Tòa với những Thánh Lẽ thường ngày, Cung Thánh của nhà thờ Chánh Tòa là nơi cử hành Bí tích Thánh Thể tại chốn trần gian, và chính nơi đây là sự Hiệp thông Mầu nhiệp nhập thể của Ngôi Hai làm Người và đang ở giữa cùng chúng ta… nhưng hôm nay hình như chính nơi Cung Thánh này, ngày 17/4 này, lúc 8 giờ này.. thì đó là một bài học nhân bản về trí, mỹ, đức, bác ái và từ bi, giáo dục và phương pháp cảu vị Đức Ông Giáo phận đang nhắn gửi đến đoàn con dân Chúa đang là “những vị thừa sai” đi loan báo Tin Mừng tại trần gian này vậy…. Có thể nói ngoài vấn đề thuyết giảng và nhắn nhủ của Đức Ông… Ngài cũng còn là một vị Giáo sư Professer của Thiên Chúa hôm nay vậy – Ngài đang giải thích về một sự giáo dục có tính đức tin của con người – để chúng ta có thể truyền đạt và loan báo về Ngài tại các nhà trường hôm nay… Bài học nhiều và còn nhiều, dài và còn dài – có thể nói từ một quá trình dựng xây và tính nhân bản của con người… Ngài đã nhắn nhủ với những giáo viên trong giáo phận một bài học nguyên lý của vấn đề đức tin tại trần gian, một bài học có đủ các khía cạnh nhân bản của gia đình và hôn nhân của những con người mang lấy những đức tin Công giáo như thế…..

Một bài học có thể làm cho tất cả chúng ta phải cất công suy gẫm như tất cả cùng nhìn lại những đoạn Kinh Thánh của Thiên Chúa trong Mùa Chay Thánh này…. Với Lễ Lá hôm nay, bài học và cũng là bài nhắn gửi hàng năm mới có một lần mà chính Đức Ông cũng như quý Cha đã gưi gấm về cho những người con dân Chúa khắp nơi trên toàn Giáo phận như thế: nhân bản, đức tin và lẽ sống theo chiều hướng của Giáo phận trong đại ngũ niên…

Mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận Xuân Lộc – 1965 – 2015:
- Năm 2011: Gia đình và Giáo xứ - Cộng đoàn Lời Chúa.
- Năm 2012: Gia đình và Giáo xứ - Cộng đoàn Phụng tự
- Năm 2013: Gia đình và Giáo xứ - Cộng đoàn Yêu thương
- Năm 2014: Gia đình và Giáo xứ - Cộng đoàn Truyền giáo
- Năm 2015: Gia đình và Giáo xứ - Cộng đoàn Thánh Thể.

Có thể nói đây là một chu kỳ - một chương trình sáng tạo của Giáo phận Xuân Lộc đã dấy động đức tin trong lòng người để cùng nhau hướng về Ngài hôm nay – Lời Cháu, Phụng tự, Yêu thương, Truyền giáo và Thánh Thể… có thể nói là 5 bài học – giống như ngày xưa bài giảng của Thiên Chúa với dân chúng trên bờ biển với 5 chiếc bánh đã nuôi cho dân Do Thái một bữa ăn no nê và còn dư dật… Một chu kỳ ngũ niên của Giáo phận với 5 đề tài Sự Sống, và cũng là 5 chiếc bánh của ngày xưa còn truyền đạt cho đến ngày hôm nay …..

Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 CIMG2853


Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 CIMG2857
Sau đó – phần chính yếu của buổi Tĩnh tâm là phần thuyết trình của Linh mục Nguyễn Hưng, có thể nói đây là phần chính yếu, phần quan trọng và cũng còn nói lên được là một tiết học chính của buổi Tĩnh Tâm ngày hôm nay với đề tài: Giáo dục canh tân theo đường hướng KiTô giáo…

Linh mục Nguyễn Hưng – Giáo phận Xuân Lộc vừa được vinh dự đi Roma và nhận lời giáo huấn từ Đức Thánh Cha thời gian vừa qua trong lời nhắn gửi của Đức Thánh Cha với toàn Giáo viên Công giáo trên toàn cầu này… Linh mục Nguyễn Hưng – một thuyết trình viên cũng như những năm trước với Cha Phaolo Nguyễn Văn Thông Dòng CCT vậy… Bài học của Lm Hưng hôm nay cũng nhấn mạnh về tính chất giáo dục với những người con đang mang Ơn Gọi Sư phạm của Thiên Chúa… phần trình bày của Lm NguyenHung chúng tôi đã ghi nhận với những phần cơ bản như sau:

1- Về vấn đề giáo dục và đức tin của người giáo viên công giáo.
2- Vấn đề giáo dục với giáo viên công giáo (cũng như làm linh mục) có phải là một nghệ thuật…
3- Vấn đề giáo dục có tính triết học nhân sinh trong lĩnh vực nghệ thuật với mái tóc của ngư nữ… hay là nền âm nhạc như TrinhCongSon mang một tính triết học nhân bản của con người.
4- Vấn đề giáo dục qua cái nhìn thế giới quan, vật chất ở tính vô hình và hữu hình…

Linh mục NguyenHung cũng có nhắc lại lời giáo huấn của Đức Thánh Cha với giáo viên công giáo trên toàn cầu: "Như ngôi thánh đường mới được xây dựng, tôi nguyện chúc anh chị em luôn luôn hoàn thành tốt hơn ngôi nhà Giáo Hội xây dựng trên những viên đá sống động, chính là mỗi người trong anh chị em. Điều này chúng ta đã được nghe trong bài đọc thứ hai từ thư của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô: "Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên" (1Cr 3,9). Qua đó, thánh Phao-lô khích lệ chúng ta xây dựng ngôi nhà Thiên Chúa dựa trên nền tảng đích thực và duy nhất là Chúa Giê-su Ki-tô (3,11). Vì thế, tôi mời gọi anh chị em hãy làm cho ngôi nguyện đường này trở nên nơi học lắng nghe Lời Chúa, trở nên "ngôi trường" vĩnh cửu của đời sống tín hữu và tự nơi đây, khởi sự mọi hoạt động của giáo xứ.” mà Cha Hưng đã truyền đạt lại…

+ Về vấn đề giáo dục – định hình nhân cách của học sinh:

Nhiệm vụ của người giáo viên công giáo không hẵn chỉ truyền đạt vấn đề kiến thức xã hội mà thôi, không phải là vấn đề từ chương trong sự phát triển và hình thành cảu yếu tố lịch sử và xã hội, không phải sự phát triển tăng tốc của thời kỳ hiện nay mà còn là vấn đề đức tin cho thế hệ trẻ hiện tại nữa… nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao hướng cho thế hệ trẻ học sinh định hình được và hình thành một nhân cách sống, một đức tin sống động trong đời thường hiện nay… cũng như những năm trước Cha thuyết trình viên Phaolo NguyenVanThong cũng đã triển khai và mổ xẻ vấn đề này rất nhiều – nhưng mỗi năm lại mang những yếu tố khác biệt;

Với Cha Phaolo Thông – thì giáo dục là một Ơn Gọi, đức tin là một lẽ sống của con người mà giáo viên công giáo cần phải hướng thiện cho các em luôn trở về cùng Cha Chung trên Trời…

Với linh mục NguyenHung – thì giáo dục là một nghệ thuật, một khía cạnh, một lĩnh vực.. là nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc giảng dạy còn phải đưa các em đi đến được cái tâm linh, trí tuệ… và giáo viên chính là người linh hướng để dẫn đưa các em vê cùng với Thiên Chúa…

Hai con người Mục tử, hai đường lối lập luận tuy có khác, hai nghệ thuật tuy không cùng chung một lý thuyết… nhưng vấn đề từ chương và bút pháp luận ngữ diễn đạt – đều cùng chung về một hướng – Về với Thiên Chúa… nói như thế thì nhiệm vụ của người giáo viên công giáo cần có phương pháp giáo dục nào để dẫn đưa cho các em… vấn đề này đã được linh mục thuyết trình viên đưa ra những yếu tố và vấn đề như sau:

+ Về đường hướng Sư phạm giáo dục về với Thiên Chúa, các phương pháp ấy là:
Trong phương pháp giáo dục hiện đại hôm nay, với phương pháp giáo dục đức tin cho các em cũng còn có những cái mới - ở đây không phải là những phương pháp giáo dục cải cách đổi mới của xã hội hiện nay… mà đó chính là phương pháp giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, điều này rất cần thiết cho các em trong môi trường sống hiện nay… và đôi khi chúng ta – người Sư phạm công giáo – có những lúc chúng ta sẽ băn khoăn trước mọi tình huống, mọi vấn đề… nhưng nhờ bởi Ơn Thánh Thần, chúng ta đôi khi cũng có nhiều cách giải quyết… do đó không phải chúng ta cứ nói suông, nói hoài và nói mãi trong phương pháp giáo dục giảng dạy của mỗi chúng ta mà thôi…. Một khía cạnh nhận định của môt Mục tử sau đây: xin được nhắc lại với Đức Hồng Y PhamMinhMan, trong chiều ngày 26/09/2004 cùng với hơn 200 giáo viên công giáo tại Saigon, Ngài có nhắn nhủ như sau:

Trong phần chia sẻ với các giáo viên, Ðức Hồng Y đã gợi ý về "đường hướng giáo dục học sinh" trong năm học mới này; Ngài mời gọi các giáo viên ngoài việc dạy chuyên môn, hãy dạy và phát huy năng lực ca hát cho các em học sinh của mình để giúp chúng sống tốt và giữ gìn hạnh phúc trong gia đình của chúng.

Ngài nói: "Trong một gia đình mà những đứa con hay ca hát đó là dấu hiệu tốt, dấu hiệu của một con người đang sống vui vẻ, yêu thương".

Ðức Hồng Y trưng dẫn, ví dụ như trong một gia đình mà hai đứa con cùng nhau ca hát trong ngày hôm ấy tức là nó sẽ không cãi nhau, không bất mãn nhau mà là đang yêu thương nhau.

Và nếu bố mẹ chúng đang giận nhau mà được nghe chúng hát thì cơn giận của họ sẽ nguôi dần từ từ và sẽ bớt đi.
Từ đó, chúng sẽ giảm bớt những nguy cơ bất mãn cha mẹ bỏ nhà đi hoang rồi rơi vào con đường nghiện ngập, và chúng giúp cha mẹ chúng bớt bức xúc nhau dẫn đến bạo hành, ly hôn.

Ngoài ra, ca hát còn là men xúc tác giúp chúng ta say mê và yêu thích học tập.

Ðức Hồng Y nói với các giáo viên rằng Ngài nhận thấy được điều này dựa vào kinh nghiệm sống của Ngài qua nhiều năm làm mục tử. Ngài nói: "Là một mục tử, tôi cảm thấy vui và yên tâm mỗi khi tôi được một cá nhân, hay một nhóm các em thiếu nhi, từ giới trẻ cho đến các bà mẹ Công giáo vui cười và hát cho tôi nghe, và việc nghe họ hát đã giúp tôi cố gắng làm người mục tử tốt. Vì thế tôi đã thường xuyên khuyến khích tất cả những người tôi gặp gỡ, trong đó có các bậc phụ huynh --- trong gia đình hãy siêng năng hát cho nhau nghe và cho tôi nghe".
Ðức Hồng Y yêu cầu các giáo viên, đầu tiên hãy dạy cho các học sinh những bài hát về "tình yêu thương, lòng hiếu thảo, kính yêu ông bà cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình", và hãy khuyến khích chúng yêu thích ca hát và thường xuyên hát trong sinh hoạt gia đình của chúng.

Tiếp theo phần giúp các em học sinh sống "yêu thương", các giáo viên hãy giúp chúng nhận biết và vươn tới "đời sống tâm linh dồi dào".

Ðức Hồng Y nhắc rằng trách nhiệm của giáo viên là phải cộng tác với phụ huynh dạy các em nhận biết và từ bỏ những thói hư tật xấu như tham sân si, ham muốn danh vọng, dục vọng chính là ma quỉ cám dỗ.
Ngoài ra, giáo viên còn phải mời các bậc phụ huynh hãy cùng ca hát với con cái của mình như hát trong những giờ cầu nguyện, hát về tình yêu của Chúa, và như thế gia đình chắc chắn sẽ có nhiều hạnh phúc và sẽ bớt đi chuyện la mắng và đánh đập nhau.

Sau phần nói chuyện hơn một giờ của Ðức Hồng Y, các giáo viên đồng ý và cam kết với ngài là sẽ dấn thân giáo dục cho những học sinh của mình trong năm học mới này theo những gợi của Ngài.
Ðây là buổi gặp gỡ lần thứ hai trong năm của giới giáo chức Công giáo với Ðức Hồng Y, lần thứ nhất diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 2004 với chủ đề "Gia đình hướng về văn hóa sự sống".
________________________________

Vậy thì (Lm NguyenHung trình bày tiếp) đường hướng giáo dục của tất cả giáo viên chúng ta cần qua những giai đoạn nào và tùy theo hoàn cảnh – yếu tố - điều kiện – môi trường như thế nào để phương pháp giáo dục của giáo viên được hiệu quả ??? trả lời câu hỏi đó – Linh mục thuyết trình viên có những lý luận logic như sau:

Hãy lấy Thiên Chúa – Đức Giêsu KiTô chính là một nhà sư phạm lỗi lạc và tuyệt vời nhất

Giáo dục một con người – chúng ta cần hiểu giáo dục như thế nào - một con người qua 4 giai đoạn như sau: thời còn ấu nhi – đến khi đến tuổi thiếu niên – rồi qua thời kỳ trưởng thành, tuổi dậy thì – và thời kỳ thanh niên trai tráng… đây là 4 giai đoạn mà bổn phận của người giáo viên công giáo cần phải nắm vững để giáo dục đạt yêu cầu… chúng ta không nói đến phương pháp sư phạm giáo dục theo tính tâm lý học xã hội… mà ở đây chúng ta cần đề cập đến theo 4 phương pháp giáo dục như sau:

a- Phương pháp giáo huấn Hóa đạo:

Hóa đạo – một phương pháp giáo dục có tính tuyên truyền của những con người sư phạm theo lối giáo huấn tập tễnh, một phương pháp giáo dục khuyến dụ, có thể nói là lừa lọc đối với lứa tuổi ấu nhi, một lứa tuổi cần nhiều khuyến khích, dụ dỗ, và cải hóa ngay từ tuổi còn thơ… trong Kinh Thánh cũng có đề cập đến trong đoạn: Hãy để các con trẻ đến cùng Ta – đừng xua đuổi chúng, vì nước Trời là của chúng… vì thế phương pháp giáo dục theo cách Hóa đạo này là một bước khởi đầu trong đời sống con người để chuẩn bị bước vào sự nhận thức của chính các em... trong nay mai. Về phương pháp này, chúng ta có thể “áp dụng đến vấn đề roi vọt” để giáo dục cho các em, tuy nhiên không chính vì thế mà chúng ta có những hành động và những thái độ thái quá, để rồì phải gây cho trẻ những ấn tượng không mấy hay ho, roi vọt chỉ là vấn đề hình thức răn đe, vì ông bà ta có câu: Giơ cao đánh khẽ… và vân đề này, nếu từ nhỏ chúng ta biết khôn khéo, kềm chế ắt sẽ có những hiệu quả để dẫn đưa chúng theo đường hướng của chúng ta mong muốn…

b- Phương pháp giảng giải Trí đạo:

Một lứa tuổi bắt đầu lớn lên trong đời với những ước mơ và hoài bão, một lứa tuổi luôn chọn cho mình một hay những thần tượng, và từ một điểm thần tượng nào đó, trẻ có thể lấy đó làm tấm gương để tiến tới, lứa tuổi này đã biêt suy nghĩ, biết sự nhận định so sánh và đắn đo, biết làm những cái hay, cái tốt, do đ1 với lứa tuổi này về sau, những nhà giáo dục sư phạm cần nắm vững yếu tố tâm lý của con người để hình thành va hướng dẫn cho các em luôn có những hướng thiện về đạo đức, chúng ta chỉ đề cập về vấn đề cơ bản trong khía cạnh nhân bản của con người… có thể nói lứa tuổi thiếu niên này sẽ bắt đầu hình thành và phát triển để “trở thành” người lớn, và vấn đề “thần tượng” chúng ta luôn theo sát và đề cập để từ đó chúng ta co thể lợi dụng những hình ảnh của thần tượng mà các em mơ tưởng và chúng ta áp dụng một phương thức giáo dục cho các em một cách hữu hiệu…
Ví dụ một đứa trẻ thích về âm nhạc, và luôn lấy hình ảnh của một ca sĩ nào đó để làm thần tượng cho mình, và những dòng nhạc của người ca sĩ đó hay hát sẽ là nguồn cảm hứng cho tâm hồn nó hình thành và phat triển trong các công việc thường ngày trong đời sống của nó, hoặc là một đứa bé say mê hội họa, thì nó sẽ miệt mài với giấy bút qua những hình vẽ, say mê với những tác phẩm, nhưng danh họa và từ nguồn cảm hứng đó nó có thể phát triển trở thành một nhân tài….. chính vì thế lứa tuổi thiếu niên là một khởi đầu trong đời người của các em… nếu chúng ta biết tìm hiểu và vận dụng khôn khéo, thì sẽ hướng thiện cho các em với một đường lôi giáo dục theo phương phap Trí đạo có hiệu quả…. ở lứa tuổi này trở đi – các nhà giáo dục có khuyên bảo chúng ta không nên dùng các hình thức roi vọt nữa mà chỉ dùng những lời nói, những sự giải thích, hướng dẫn mà thôi…

c- Phương pháp giáo dục tâm đạo:
Tâm đạo là gì ? Tâm là cái tâm của mỗi con người chúng ta, con người khi bước vào tuổi trưởng thành và dậy thì, thường hay có những nhận định và nghĩ suy, thường hay tư lự và suy tưởng một mình, biết suy nghĩ và nhận định như người đã lớn, và hình thức chuyển thể giai đoạn hình thành phát triển tâm sinh lý của con người sẽ được hình thành ở đây… do đó đây là lứa tuổi rất khó chuyển hướng và chúng ta phải biết áp dụng một phương thức giáo huấn từ cái tâm… khi diễn giải vấn đề chúng ta cần đưa ra những ý kiến, những dẫn chứng minh họa, những hình ảnh để tác động vào chúng, từ đó qua sự diễn đạt của chúng ta, qua hình ảnh tác động các em có thể thấy được cho mình những nguyên lý sống cơ bản và cần nên làm gì trong một môi trường thuận tiện….
(Cha Nguyễn Hưng đưa ra một hình thức về câu chuyện: Con muốn làm linh mục, cần phải có nghệ thuật, và cái nghệ thuật trong phạm vi của người linh mục…)

Chính vì thế ở lứa tuổi trưởng thành và dậy thì này – chúng ta những con người sư phạm mà Thiên Chúa đã mời gọi và đặt để cho chúng ta, thì chúng ta cần nên biết phải làm gì, nói gì và hướng dẫn cho các em như thế nào… cái tâm chính là cái lý trí và cái bản năng hình thành nhân cách của con người, ở giai đoạn này, chúng ta cần nên hướng dẫn cho các em phải biết nhận định và nghĩ suy về đường hướng cái chân – thiện -mỹ trong đ7ì sống của chúng… từ đó giúp cho các em có những suy nghĩ chân thật và tốt lành hơn… từ đó các em sẽ hình thành nhân cách của các em để bước vào đời sống theo chiều hướng thánh thiện hơn…

d- Phương pháp thực hành Minh đạo:
Minh đạo – nghiã là công minh và chính trực, nghĩa là chân thật và ngay thẳng, ở lứa tuổi này có thể nói là gần như “ngang bằng” vớí tất cả chúng ta trong đời sống hàng ngày… minh đạo là một đường lối hình thành sự chân thật và ngay lành của một con người mang những yếu tố cơ bản để hình thành, về phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải co nhiều kinh nghiệm sống, có một kiến thức tổng quát và sơ đẳng, có một lối sống thật thà và ngay lành để từ đó chúng ta có thể diễn giải cho các em hình thành được cho mình với một bản năng trí tuệ, thể hóa, trí dục… vì thế giai đoạn giáo dục theo hướng minh đạo là giai đoạn hình thành và phát triển của con người để hình thành trong xã hội, yếu tố minh đạo là vấn đề then chốt, là vấn đề cơ bản cấp cao để hình thành một con người hòan hảo trong cuộc sống….

+ Một vài thiển ý nhận định về bài thuyết trình mang tình giáo dục của Linh mục Nguyễn Hưng:
Một ngày Tĩnh tâm, một vài phút giây Trở về cùng Chúa – công việc cứ hàng năm ma mỗi con gười chúng ta cũng cần nhìn lại, Giáo hội Vietnam nói chung và tại Giáo phận Xuân Lộc nói riêng… dù sao cũng đã làm được một công việc rất hữu ích và thiết thực nhất trong đời sống đức tin, Chính Ngài đã nói: Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta – thì người đó sẽ được sống đời đời… chính vì thế Lời Chúa là Lời Hằng sống – là Lời ban Sự Sống cho tất ảc mọi con người tín hữu KiTô giáo… co thể nói năm nay – 2011 – con người Mục tử Thừa sai – Lm Nguyễn Hưng đã mang một Thông điệp, một sự hiệp thông từ Đức Thánh Cha Giáo chủ về cho với muôn dân Việt Nam này – đó là một Ơn phước dồi dào ân sủng trong Mùa Chay Thánh này… Khi Lm NguyenHung thuyết giảng – thì chúng con cứ ngờ ngợ đó là những Lời mà Thiên Chúa nói ra – chúng con cứ ngỡ là Đức Giáo Chủ đã nhắn nhủ với đoàn con Xuân Lộc trong ngày 17/4 này… và chúng con hầu như cũng đã nghe từ Trời co tiếng phán ra: Hãy đi rao giảng khắp muôn dân và làm phép Rửa cho họ… các con hãy hướng họ cùng đi về nha Cha Ta…. Và cùng nhau bước lên chiêm ngắm sự vinh quang trên đỉnh đồi Golgotha cao ngất một niềm tin yêu Trông Cậy Mến….

Bài thuyết giảng của Linh mục NguyenHung năm 2011 này có thể nói đó là một Ơn Phước dồi dào, một bản tin, một Sứ điệp được truyền đạt từ kinh đô của Giáo Hội về với muôn dân trên Tòan cầu này, trên tất cả hành tinh này… chính vì thế mà chúng con đã thêm lòng sốt mến nhiều hơn, tin yêu nhiều hơn vào Mầu nhiệm Phục Sinh của Đấng Cứu Thế… Ngày hôm nay là ngày Lễ Lá của năm 2011 – ngày Tĩnh tâm của tất cả 1152 giáo viên Công giáo của Xuân Lộc đã về nơi Nhà Cha này, Rước Lá cũng còn là một mầu nhiệm tung hô nơi trần gian, hình ảnh mà ngày xưa Đấng Giêsu được hân hoan khải hòan tiến vào thành Jerhusalem như ngày hôm nay đòan con Xuân Lộc về tại nhà thờ Chánh tòa – để ngõ hầu chúng con có đôi điều suy gẫm về mầu nhiệm chiếc lá khải hòan: Qua phần phụng vụ hôm nay, chúng ta cùng nhau chia sẻ ba điểm.

Chúa nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem cách long trọng.
Biến cố này cho chúng ta thấy giờ của Ngài đã đến. Ngài sẽ phải bước vào cái chết để đem lại Ơn Cứu độ và sự Phục Sinh vinh hiển, như hạt lúa mì cần phải mục nát đi thì mới nẩy mầm và kết trái. Trước đó, nhiều lần những người Do Thái chống đối lập mưu giết hại Ngài, nhưng giờ Ngài chưa đến, đồng thời nhiều lần dân chúng định tôn Ngài lên làm Vua, nhưng giờ Ngài cũng chưa đến. Còn lúc này giờ ấy đã đến và đã đến thật rồi.

Tiếp đến, với Chúa nhật Lễ Lá, chúng ta tôn kính Đức Kitô là Vua.
Đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế, Ngài đồng ý để dân chúng tung hô vạn tuế Ngài là Vua: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Và cũng chính vì phong cách vương đế này mà Ngài đã bị kết án tử hình. Bản án của Ngài được viết bằng ba thứ tiếng: Do Thái, Latinh và Hy Lạp: Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái. Chính Ngài đã xác quyết trước toà án Philatô: Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng tôi. Sở dĩ như vậy vì vương quốc của Ngài là vương quốc của yêu thương và an bình, vương quôc của Sự Sống và Chân lý.

Sau cùng, Chúa nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta biết về giá trị của những đau khổ.
Thực vậy, sống trên đời là phải đối đầu với khổ đau, bởi vì Lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc thương khó của Chúa, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Ngài trên đỉnh đồi Calve. Khi chấp nhận vác thập giá mình mà bước theo Chúa, chúng ta cũng chia sẻ gánh nặng của Ngài. Thế nhưng điều quan trọng không phải là vác đi trong than khóc, mà vác đi trong hy vọng. Bởi vì với Chúa Giêsu, Thập giá và sự Phục sinh không thể tách lìa nhau. Với Chúa Giêsu, đau khổ và sự chết không đẩy con người vào ngõ cụt, mà trái lại đem con người tiến bước trên con đường dẫn tới ngày phục sinh.

Điều nghịch lý của Lễ Lá, đó là vị Vua của chúng ta đang tiến lên, vị Vua đã bênh vực nhân vị, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người, thế nhưng chính vị Vua ấy lại thu tích tất cả những đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người vào trong chính bản thân của mình để chết đi một lần thay cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào cõi phúc trường sinh. Và đó cũng chính là niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới sự Phục sinh vinh hiển. (Phần này tác giả bài viết trích trong phần Suy niệm Lời Chúa – trong các bài Suy niệm Chúa Nhật lễ Lá – từ InterNet – năm A.2011)

Chính vì thế mà hôm nay Linh mục NguyenHung; cũng như Đức Ông Vicente sẽ không còn là Lm NguyenHung nữa; không còn là Đức Ông Vicente nữa – mà trên “đài thuyết giảng” – tại Cung Thánh điện Jerhusalem nhà thờ Chánh Tòa Xuân Lộc – hình như – chính Đức Giêsu KiTô vinh hiển và quang lâm đã nhắn nhủ với chúng con như thế. Lời nhắn nhủ chân tình và say mê lòng người… niềm tin và say mê trong tâm hồn những người con dân mà Thiên Chúa đã ban Ơn Gọi tại trần gian này – ngõ hầu làm sáng danh Cha Cả trên Trời vậy….

Lạy Đức Giêsu KiTô là Thiên Chúa của chúng con – xin NGÀI luôn ban Ơn và đổ tràn đầy xuống cho chúng con những Ân Đức từ Chúa Thánh Thần – để chúng con còn làm những sứ vụ mà NGÀI hằng mong muốn – Amen...

Pet. NguyenNgocHai
Giáo xứ Xuân KiTô – Giáo phận Xuân Lộc
Mùa Chay Thánh năm 2011


Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011 Anh-dep-nghe-thuat20-1
__________________________________________
Về Đầu Trang Go down
 
Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...
» Tường trình ngày Tĩnh tâm Mùa Chay 17/4/2011 tại Giáo phận XuânLộc
» chút cảm nhận về bản tình ca: Gọi anh mùa Xuân.
» Chúa Nhật Lễ Lá - Nhân tình thế thái...
» Lắng Khúc Tình ca - Bài cảm nhận của NgNgH.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM LINH :: Sống Lời Chúa Thường Nhật-
Chuyển đến