Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...

Go down 
Tác giảThông điệp
Small candle
Admin
Small candle


Tổng số bài gửi : 193
Points : 635
Join date : 08/04/2011

Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...    Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...   Icon_minitime15/4/2011, 7:14 am

GIÁO XỨ XUÂN KITÔ – XUÂN LỘC
_____________________ Bài Cảm nhận
Nhân bài Thuyết trình của Linh mục PhaoLô Nguyễn văn Thông
(Dòng Chúa Cứu Thế Tp HCM – Giáo sư Đại Chủng viện Giuse Xuân Lộc)
Với các Giáo viên Công Giáo –Tại Đại Chủng viện Giuse - Xuân Lộc
Ngày 14-03-2010 (Chúa Nhật IV Mùa Chay).
______________________________

Kính thưa ......................................................

Lại một lần nữa – cũng cái nắng tiết trời tháng ba, tại Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, cũng tại trong khán phòng Hội trường này - những người con dân Chúa đang ngồi thiền tâm để nghe Bài Thuyết giảng của Cha Phaolo nhân dịp Mùa Chay Thánh năm 2010.

Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...   SAM_0295-1
Qua bài thuyết trình của Cha Phaolo, đã giúp cho chúng con hiểu thêm được rất nhiều điều bổ ích – chứa đựng rất nhiều điều phải suy gẫm; phải chăng Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta hành trình quay về với Thiên Chúa là Cha Cả trên Trời, vì thế Mùa Chay IV năm nay, từ bài giảng thuyết của Cha Phaolo. Lại có những dấu mốc quan trọng trong mỗi con người đang ngồi nghe với những trọng tâm của Mùa Tĩnh tâm Thánh này, bước theo hành trình của Ơn Gọi như năm trước, và Cha Phaolo đã đưa ra những vấn đề như sau:

1- KiTô hữu là ai ? Người giáo viên công giáo là ai ?

Khi nói đến KiTô hữu – và nhận định “là ai” – đó là một câu trả lời hơi khó khăn cho tất cả những con người đang hiện diện trong khán phòng này, hình như đó là một sự trả lời có tính phổ quát, một khi tất cả chúng ta “đều là những con người KiTô hữu”.

Khái niệm đầu tiên cho câu trả lời một cách tổng thể trong đời thường hôm nay thì “KiTô hữu là những con người đang dấn thân và bước theo con đường của Chúa KiTô…” Vẫn biết rằng chúng ta bước đi trên một con đường “nhỏ và hẹp, luôn đầy chông gai thử thách để cùng nhau được đến với Thiên Chúa”… để rồi tất cả chúng ta cùng nhau được đồng hưởng vinh phúc của “Sự Sống đời đời” – có lẽ Thiên Chúa đã dành sẵn cho tất cả chúng ta…? Khi nói đến KiTô hữu, với vai trò là những người có nhiệm vụ đi Rao giảng, bổn phận của chúng ta với tư cách là những con người mô phạm đang còn hiện diện trên trần gian, chúng ta phải loan truyền những gì ngoài những kiến thức xã hội đang giảng dạy. Một câu trả lời của Cha Phaolo: Có ai đó trong những bài giảng của người thầy, chúng ta đã Rao giảng Lời Chúa để lồng ghép vào cho những kiến thức mà chúng ta đã đi truyền đạt ?, hình như cả khán phòng trong Hội trường chật cứng tòan là “những con người Sư phạm” có lẽ chưa ai nhận ra mình đã làm một công việc truyền bá Lời Chúa vào trong bài giảng của mình, trong học đường hôm nay với thế hệ đàn em của chúng ta… Đúng! Cha Phaolo đã nói rất đúng – Không có ai nghĩ rằng trong bài giảng của mình mà mỗi con người Sư phạm đã lồng ghép vào một Lời Chúa đế cho các em hôm nay nhận diện được: bài học hôm nay có Chúa Giêsu đang ở trong chúng ta…

Một vài ví dụ điển hình mà Cha Phaolo đã đưa ra cho chúng ta nhận thấy được đâu là cách Rao giảng, đâu là một phương pháp truyền bá để cho tất cả các em học sinh hôm nay nhận

diện được Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong những bài học…

Một vài câu Kinh Thánh có tính đời thường mà hẵn nhiên không ai có thể nghĩ ra khi chúng ta đang “thao thao bất tận” trong những bài giảng của chính mình, chỉ một vài câu Kinh Thánh thật “bình dân” nhưng không ai có thể nghĩ ra để mà nói khi chen lẫn vào những bài giảng của người giáo viên công giáo trong thời đại hôm nay… Chẳng hạn như:

…Người ta không thắp đèn rồi đặt nó dưới đấu, nhưng để trên giá đèn, và nó sáng lên cho mọi người trong nhà.. (Mt 5, 15)

Ta đến không phải để bãi bỏ, mà để kiện tòan. Quả thật Ta bào các người: trước khi Trời đất qua đi thì cho dù một dấu chấm cũng không qua khỏi Lề Luật trước khi mọi sự xảy ra.. (Mt 5, 19)

Trong tình huynh đệ, hãy yêu mến nhau tha thiết, bởi kính trọng nhau, hãy coi kẻ khác hơn mình.. (Rom 12, 10)

Hoặc các đoạn Kinh Thánh để suy gẫm và nhìn nhận của mỗi chúng ta như:

Rao giảng và hối cải

Vậy ông nói với dân chúng đến để được ông thanh tẩy: “Nòi rắn độc, ai mách cho các ngươi trốn cơn thịnh nộ hòng đến ? Hãy sinh quả phúc đức xứng với lòng hối cải. Đừng vội nói với mình: Ta có cha là Abraham! Ta bảo các ngươi: Thiên Chúa có thể lấy các viên đá này mà gầy nên con cái cho Abraham, lưỡi rìu đã sẵn bên gốc cây; cây nào không sinh quả lành sẽ bị chặt và quăng vào lửa.

Những lời thỉnh văn.

Dân chúng hỏi ông rằng: Vậy chúng tôi phải làm gì. Đáp lại ông bảo họ: Kẻ có hai áo, hãy chia cho người không có, và kẻ có của ăn cũng hãy làm như thế. Cả những người thu thuế cũng đến chịu thanh tẩy, và họ thưa với ông: Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì ? Ông bảo họ: Chớ đòi gì quá mức đã định cho các ông; cả lính tráng cũng hỏi ông rằng: Còn chúng tôi – chúng tôi phải làm gì ? Và ông bảo họ: Đừng sách nhiễu, đừng vu khống cho ai, hãy đành lòng với lương bổng của mình. (Luca 3, 7-14)

Thế đấy, con người KiTô hữu, những con người Sư phạm như chính Cha Phaolo đã nói trong năm 2009 mà chúng tôi còn nhớ: Nhiệm vụ chúng ta đang làm – đó cũng là một Ơn Gọi của Thiên Chúa đang trao phó cho tất cả chúng ta ở đây… nhưng có ai đã làm cho hòan thiện trong sứ vụ của mình ? Một ngày chúng ta thức dậy, quên làm dấu Thánh giá trên mình, quên thưa cùng Chúa: Con cảm ơn Chúa ngày hôm nay Chúa đã cho con còn tồn tại trên cõi đời này… mà chúng ta chỉ biết rằng: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương… (TCSơn); vì thế chúng ta đã quên đi cái nghĩa ân tình mà chúng ta đã được Thiên Chúa trao ban; nhìn lại đoạn Kinh Thánh của Luca nêu trên, Cha Phaolo cũng đã nhấn mạnh với tất cả mọi người trong khán phòng về mùa sám hối năm 2010 – điều chính yếu là: hãy chia sẻ với tha nhân, cùng chia sớt niềm vui với những con người bất hạnh, hãy hãm mình, hy sinh và sám hối và tin vào Tin Mừng của Ơn Cứu độ…

Với người đang làm công việc Sư phạm truyền đạt và giảng dạy trong lĩnh vực truyền bá kiến thức. Cha Phaolo nhấn mạnh: đó là một yếu tố thuận lợi và quan trọng đối với con người KiTô hữu của chúng ta, Cha đã kể lại nhiều năm còn là giáo sư giảng dạy trong các trường học. Cha đã rao truyền Lời Chúa bằng những câu trong Kinh Thánh: hãy sống với tha nhân; hãy chia cho nó: không nên tham lam của ai; sống ngay thẳng; luôn giúp đỡ người khác…. Chính là những công việc tuy nhỏ nhưng mang lại hiệu quả rất lớn trong lời giảng của người thầy. Một câu chuyện “Cái mền bông cho ông thầy già” mà Cha Phaolo đã kể lại trước Hội trường, đã rút ra được bài học: Sống cho tha nhân, nhường nhịn và hy sinh… một bài học tuy nhỏ nhưng đã đem về cho chúng ta một sự thoải mái trong sự hy sinh… Mấy ai trong chúng ta đã thực hiện được như thế…

Câu chuyện và bài đọc Tin Mừng trong Thánh lễ ngày hôm nay – Cha Phaolo đã giảng giải rất nhiều về cho dụ ngôn: Người Cha nhân từ; hay là Đứa con hoang đàng… bài thuyết giảng của Cha Phaolo đã mổ xẻ rất nhiều cho bài Tin Mừng này…

Ngoài ra Cha Phaolo cũng đã đề cập đến một đoạn Kinh Thánh khác:

Kêu gọi Lêvi

Đồng bàn với người tội lỗi.

Sau đó, Ngài đi ra và trông thấy một người thu thuế tên là Lêvi, ngồi nơi sở thuế; Ngài nói: Hãy theo Ta, và ông đã bỏ mọi sự đứng dậy đi theo Ngài

Lêvi đã làm tiệc lớn để đãi Ngài tại nhà ông, đồng bàn với các Ngài, có đám đông những người thu thuế, và nhiều người khác; Biệt phái, Ký lục của họ kêu trách mà nói cùng với môn đồ của Ngài: Tại sao các ông lại ngồi ăn uống với quân thu thuế và người tội lỗi ? Đáp lại Chúa Giêsu nói cùng họ: Có cần đến lương y, hẵn không phải là người lành mạnh, mà là người đau ốm. Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà là kêu gọi những kẻ tội lỗi có lòng hối cải.

Bàn về việc ăn chay.

Và họ lại nói với Ngài: Môn đồ của Gioan ăn chay luôn và cất công cầu nguyện; cả môn đồ của Biệt phái cũng vậy; còn môn đồ của Thầy lại cứ ăn cứ uống… Đức Giêsu nói cùng họ: Các ông có thể bắt khách đám cưới ăn chay, khi tân lang còn ở với họ không; nhưng rồi đến ngày mà tân lang bị cất đi khỏi họ, bây giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy.
Ngài còn nói với họ ví dụ này: Không ai xé áo mới, lấy một mụn mà điền vào áo cũ, chẳng vậy, sẽ xé rách áo mới mà mụn vá lấy tự áo mới lại không ăn với áo cũ.

Cũng không ai đổ rượu mới vào bình cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm toạc bình ra, còn rượu thì đổ vào cũng sẽ bị hư; Vì thế rượu mới phải đổ vào bình mới, và không ai quen uống rượu cũ mà lại muốn rượu mới, vì người ta nói: Cũ mới tốt. (Luca 6, 27-39)

Trong đoạn Kinh Thánh nêu trên, lại một lần nữa – Cha Phaolo đã nhấn mạnh trong bài thuyết giảng về đề tài so sánh cái cũ và cái mới – trong đó có đề cập đến tấm lòng của mỗi con người chúng ta một khi hành động và suy xét với người khác về một việc làm của họ dưới ánh mắt của mình – không xét đoán không nhận định phê phán khi chúng ta chưa biết ý nghĩa của việc họ làm – chẳng hạn: ngồi ăn uống với những kẻ tội lỗi, rượu mới đổ vào bình cũ… hai vấn đề tuy nhiên chưa phải là xấu hòan tòan, nhưng một đôi khi chúng ta, những con người với cái nhìn khách quan trần thế chưa hiểu hết mục đích việc làm… Chúa Giêsu đã nói với họ: Có cần đến lương y, hẵn không phải là người lành mạnh, mà là người đau ốm. Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà là kêu gọi những kẻ tội lỗi có lòng hối cải…. Đó là một trong những vấn đề rất thiết yếu và thực tiễn của tất cả mọi con người chúng ta – những con người mô phạm mà Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta đang bước đi trên con đường Ơn Gọi này…

Với bài Tin Mừng của ngày hôm nay: Dụ ngôn Người Cha nhân từ (hay Đứa con hoang đàng) – Chúa Nhật IV Mùa Chay của năm 2010; Cha Phaolo đã trưng bày ra rất nhiều vấn đề và cho chúng ta nhận thấy: chúng ta nên đi vào giữa những con đường đầy tội lỗi, không phải vì mê đắm mê muội, mà chúng ta đi vào giữa những con người tội lỗi để kêu gọi họ, kéo họ quay về với đường ý ngay lành – đó là một vấn đề mà tất cả những người mô phạm của chúng ta cần nên dấn thân và hành động một cách thiết thực trong Mùa Chay 2010 này vậy…

2- KiTô hữu – Sự sống đặc tính của Chúa Giêsu…

Chúa Giêsu đã sống một kiếp sống làm người, cho dù chỉ có 33 tuổi đời, lứa tuổi của một thanh niên trai tráng đang sung mãn sự sống, ngày hôm nay Cha Phaolo cũng đã nhấn mạnh về cuộc sống của Đức Giêsu KiTô trong cuộc đời trần thế như thế nào!

Chúa Giêsu khác hẵn với tất cả chúng ta, Ngài sống để đi loan truyền về Nước Trời, Ngài sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi Lời Chúa mà Ngài đã loan truyền trên thế gian… Trong 40 đêm ngày chay tịnh – Ngài đi Rao giảng Nước Trời khắp chốn thiên hạ, Ngài loan truyền về Ơn Cứu độ cho trần thế với những nhà biệt phái, luật sĩ, kinh sư, và ngay cả giữa những đám dân chúng hèn hạ bần cùng, có khi cả những đám người mà trong xã hội Do Thái gán cho là “loại người tội lỗi” – Ngài đã đi rao giảng khắp nơi bất kể giàu nghèo, sang hèn… Nhưng những đoạn Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng: Ngài đã ngồi ăn uống với những con người tội lỗi; Ngài đã tranh luận với họ về những Dụ ngôn Nước Trời – Ngài đã phá đổ những thói hư tật xấu ngay trước đền Thánh Giêrusalem… nhưng tất cả đều không hiểu… Để rồi cuối cùng Ngài nói lên: Lời Ta loan báo, nhưng các ngươi có mắt cũng như đui, có tai nhưng cũng như điếc, và ngay cả có những con tim và khối óc nhưng cũng không biết nhận thức…. Bởi vì lúc ấy họ đều cùng một phe cực đoan, chống đối về con người của Chúa Giêsu là “người con của Thiên Chúa Cha” xuống thế làm người để mang Ơn Cứu độ đến cho nhân loại – nhưng họ đều không nghe và còn dư luận không tốt về Thiên Chúa; dẫu rằng họ biết các luật lệ kinh sử Do Thái, biết những kinh bổn của giáo đường và biết Thiên Chúa là Đấng quyền năng và phép tắc vô cùng – nhưng họ không nghĩ rằng: Chính Ông Giêsu người Nadzareth, con ông thợ mộc Giuse và bà nội trợ Maria là con người kiện tòan của Thượng Đế hóa thân xuống thế để thức tỉnh họ…

Câu chuyện Thiên Chúa bị quỷ cám dỗ và dẫn lên núi cao chỉ cho về sự giàu sang của trần thế… về uy quyền của trần gian, nhưng Chúa Giêsu đã khước từ tất cả, sau khi nghe quỷ Satan tuyên bố: Nếu Ông quỳ trước mặt tôi, thì tôi sẽ cho Ông tất cả những gì Ông thấy… Đó là sự giàu sang của trần gian, sự sung mãn của vật chất trần thế, sự cám dỗ trong cơn mê tội lỗi của một kiếp sống hiện tại; nhưng Thiên Chúa hẵn không phải là con người trần thế, không là con người của trần tục kiếp sống này, nên Ngài đã không màng đến những thứ của cải đó, bởi vì: tất cả những gì có được trong hôm nay, rồi mai kia cũng sẽ mất đi mà thôi… vì thế Chúa Giêsu đã phán với lòai quỷ tội lỗi: Hỡi Satan, ngươi chỉ tôn thờ độc nhất một Thiên Chúa là Cha Cả Trời đất, mọi sự của ngươi rồi đây cũng sẽ hư mất, còn của Thiên Chúa sẽ ban cho con người ở đời sau sẽ tồn tại cho đến muôn đời…. Thế là quỷ dữ thua cuộc bèn rút lui đi nơi khác – theo như Cha Phaolo với bài giảng thuyết hôm nay thì: Nó sẽ còn tìm cách trả thù Thiên Chúa… với con người chúng ta cho đến muôn đời, trả thù chúng ta khi nào chúng ta còn hiện diện trên cuộc sống này, và tất cả chúng ta – những người được Ơn Gọi của Thiên Chúa hôm nay cũng sẽ phải còn chiến đấu rất nhiều – nếu chúng ta còn sống trên trần thế hôm nay…

Sống Lời Chúa:

Con người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn sống mọi điều do miệng Thiên Chúa phán ra. Bánh trái, cơm nước vật chất nuôi sống cho chúng ta cũng như tôi ở đây chỉ qua cơn đói hằng bữa mà chúng ta đang sống; không ai ăn một bữa mà sống cả tuần, chúng ta làm lụng cật lực, lao động gian khổ để mong tìm cho mình và gia đình một bữa cơm hàng ngày… ăn hôm nay xin nhớ đến ngày mai; ăn bữa hôm lo bữa mai… tất cả chỉ cho chúng ta một sự sống tạm thời của một ngày mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta sự sống… vậy thì ngoài vấn đề đó ra – với những người KiTô hữu như chúng ta ở đây thì chúng ta còn sống cái gì nữa ? Xin thưa đó là Lời Chúa – Vì Kinh Thánh chép rằng: Lời Chúa mới có lời ban Sự Sống đời đời; hoặc chính Chúa Giêsu đã phán: Ta là đường – là Sự Thật và là Sự Sống… Ai tin Ta dù có chết vẫn được Sống lại, và ai Sống mà tin Ta sẽ không phải chết đời đời…. Chính ở điểm này, Linh mục thuyết trình viên Phaolo đã nhấn mạnh đến Sự Sống vĩnh cửu của tất cả những con người KiTô hữu của chúng ta; không phải vì chén cơm, lúa gạo mà nuôi sống cho chúng ta đời đời… mà chính là Lời Chúa mới là lương thực hàng ngày tại trần gian để cho tất cả chúng ta được Sống đời đời ở ngày sau cùng với Thiên Chúa… tại sao Thiên Chúa lại xuống thế làm người và ở giữa chúng ta; nhưng có được mấy ai nhận biết ra “đó chính là Thiên Chúa” – ngày xưa môn đệ Phêrô đã thưa cùng Chúa sau ba lần Ngài đã hỏi: Con có yêu Ta không? –Phêrô thưa lại với lần thứ ba: Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy hơn hết mọi sự, vì nơi Thầy mới có Lời ban Sự Sống; đến đây Cha Phaolo nhấn mạnh: Tại sao chúng ta chỉ nghe mà lại có Lời ban Sự Sống ? Vậy thì trong tất cả chúng ta ở đây, có ai đã tự nhận mình là người luôn nghe Lời Kinh Thánh và luôn lấy đó làm của ăn hàng ngày với đức tin của chính mình ? (cả khán phòng im lặng; Cha Phaolo ngừng một chút…) Nhưng tôi vẫn biết ở đây vẫn có người luôn đọc Kinh Thánh hàng ngày, cho dù là không nhiều, nhưng cũng có đọc… Vậy thì Lờì Chúa sẽ đem đến cho chúng ta những gì mà chúng ta cần phải lấy Kinh Thánh làm lương thực cho đức tin của chúng ta; xin thưa đó là sự nhận thức, sự hiểu biết, sự khôn ngoan, việc bác ái và chúng ta sẽ lấy Kinh Thánh làm việc thực thi của chúng ta trong đời sống hàng ngày giữa mọi người trong cộng đồng; vì chúng ta làm như thế để thiên hạ biết rằng: Đó chính là con Thiên Chúa… và cũng có khi: anh em hãy yêu thương nhau – vì dấu đó mà mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy…

Trong bài thuyết trình ngay hôm đó, Cha Phaolo cũng đã kêu gọi mọi người thầy có mặt trong khán phòng: Mỗi ngày chúng ta chỉ nên đọc được một câu Kinh Thánh mà thôi, Cha đã kể một câu chuyện sống động về một cụ ông đã sống nay là 80 tuổi: Cha hỏi ông cụ:

- Ông năm nay bao nhiêu tuổi ?

- Thưa Cha con đã 80 tuổi rồi.

- Vậy thì ông có hay đi lễ Chúa Nhật không ?

- Ồ! Thưa Cha còn thường đi lễ ngày Chúa Nhật, không bỏ lễ nào và cả ngày thường cũng thế…

- Vậy thì Ông có biết câu Kinh Thánh nào không ?

Cụ già im lặng – nhìn Cha Phaolo…..

Đến bây giờ, Cha Phaolo đem câu chuyện cụ già 80 mổ xẻ như sau: năm nay ông đã 80 tuổi, vậy là ông đã hiện diện trên cõi đời này 80 năm rồi; tôi xin trừ ra 10 năm còn nhỏ dại; 20 năm chưa biết nghĩ suy về Kinh Thánh, 10 năm cho việc nghỉ ngơi và cuộc sống thường ngày, 10 năm cho việc giải trí vui chơi thoải mái… còn lại 30 năm, tôi chỉ lấy con số 30 năm trong sự biết suy nghĩ, biết nhận thức… thì cụ già kia im lặng không nói… tôi chỉ cần đặt vấn đề trong 30 năm đó – tôi xin được rút lại còn 20 năm mà thôi… nếu đức tin của chúng ta với mỗi ngày đọc một câu Kinh Thánh nhỏ và ngắn thôi – thì quý thầy cô chúng ta nhận diện được rằng: trong hai mươi năm cuộc đời đó, biết bao nhiêu Kinh Thánh đã đi vào trong sự nhận thức của chúng ta! – Mỗi ngày chỉ cần đọc một câu ngắn thôi thì trong vòng 20 năm đó, tất nhiên chúng ta sẽ nhớ được một vài câu để rồi trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện đúng như lời Kinh Thánh mà chúng ta đã được đọc – vậy thì kể từ hôm nay với những con người mô phạm đang ngồi nơi đây, trong Mùa Chay Thánh 2010 này, tôi chỉ yêu cầu chúng ta mỗi ngày đọc một câu thôi, chỉ một câu ngắn thôi, thì cũng đủ cho chúng ta thực thi được Lời Chúa trong Mùa Sám hối này vậy. Như vậy với những con người KiTô hữu của chúng ta, sống trong thời đại ngày hôm nay, giữa cái thiện và cái ác, chúng ta đều nhận thức được thế nào là con đường mà chúng ta cần đi tới, chúng ta sẽ nhận thức được chúng ta phải làm, và trên con đường sống đó chúng ta biết rằng chúng ta phải làm gì…

Sống cho người khác:

Nói đến Kinh Thánh; như chúng ta đã biết Gioan cũng đã nói với dân chúng rằng: Ơn Cứu rỗi đã đến gần, anh em hãy ăn năn và sám hối; hãy lấp mọi hố sâu, san bằng những gồ ghề; ai có hai áo hãy cho những người không có, ai có hai chiếc bánh hãy cho những người túng thiếu… Ơn Cứu Độ sẽ đến với tất cả anh em… Lời Chúa không hẵn thực thi trong mỗi cá nhân chúng ta mà thôi mà còn phải chia sẻ với tha nhân của chúng ta… Ở đây tôi vẫn biết tất cả quý thầy cô chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta không hẵn là dư giả gì nhưng cũng đủ cho chúng ta sống được qua ngày, có khi hơn hẵn những người khác – Nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng có ai bằng mình… Vậy thì chúng ta sống cho tha nhân, sống cho người khác là những anh em của chúng ta như thế nào, trong những bài giảng dạy của chúng ta tại lớp học, chúng ta dạy cho con em của chúng ta đạo đức gì, tôi không nói đến việc chúng ta dạy dỗ làm sao cho những học sinh của chúng ta phải giỏi toán, giỏi văn, hiểu biết thông suốt về lịch sử địa lý… mà tôi chỉ chú trọng chúng ta dạy cho những học sinh của chúng ta về tinh thần đạo đức, sự bác ái, khiêm nhường và yêu cầu có tính đồng loại có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta đây, xin hãy nhớ lại trong cuộc sống của mỗi người chúng ta – nhất là những con người KiTô hữu – chúng ta đã sống thực sự cho tha nhân chưa, không phải chúng ta có tội rồi lại đi xưng tội là hòan tất nếu chúng ta không đền tội và nghĩ đến người khác; không phải chúng ta nhường nhịn một chén cơm cho người bất hạnh hơn chúng ta với một thái độ “cho qua” là chúng ta đã sống bác ái… Sống bác ái, sống cho tha nhân ở đây là tôi muốn nói đến cái thực chất của sự cho đi” của chúng ta trong cuộc sống – chúng ta cho người khác, giúp đỡ người khác mà chúng ta đã biết thực thi theo Lời Chúa loan truyền trong sự chia sẻ ngọt bùi với những con người kém may mắn để rồi chúng ta nhận thấy nỗi đau bất hạnh đó giống như của chính mình, để mình có được sự thông cảm với tha nhân… Chúng ta nhớ lại câu chuyện: 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé khi Chúa Giêsu rao giảng về Nước Trời trên bờ biển Galile ngày xưa… Ở đây theo tính năng đức tin và thần học, thì chúng ta nghĩ rằng: Không phải Thiên Chúa ỷ mình có quyền tài năng làm phép lạ để thu hút mọi người về với Chúa, không phải là những trò ảo thuật cấp cao để được mọi người chúc tụng – mà tính năng ở đây đã cho chúng ta thấy rằng: Lời Chúa đã nuôi dưỡng chúng ta trong đức tin, trong tâm hồn không thôi, còn thể xác vật chất ở trần gian; Thiên Chúa cũng đã nuôi sống họ bằng cơm bánh hàng ngày với một quyền năng ban Ơn của Thiên Chúa với tất cả những ai là con cái của Ngài… Trong mọi công việc hàng ngày ngoài đức tin của chúng ta giữ đạo trong việc đọc kinh, xem lễ nhà thờ, làm việc bác ái… nhưng đó còn la một hồng phước của Thượng đế trao ban cho tất cả những con cái của Ngài, Thiên Chúa thường xuyên giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống, Ngài hiện diện với tất cả chúng ta trong mọi công việc, Ngài luôn bên cạnh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày… để rồi Ngài sẽ phù hộ và ban cho chúng ta được no đủ trong cuộc sống tại trần gian này… Về câu chuyện 5 chiếc bánh và 2 con cá – như chúng ta cũng đã biết chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá mà Chúa Giêsu đã nuôi sống no nê với một số lượng dân chúng trên năm nghìn con người tại bờ biển khi họ ngồi cả ngày để nghe Lời Chúa loan truyền (đến đây Cha Phaolo đã kể một vài câu chuyện phiếm với khán phòng…)

Tóm lại ngoài việc sống và nghe Lời Chúa, thực thi việc bổn phận của người KiTô hữu của chúng ta thôi chưa đủ, mà Ngài còn đòi buộc chúng ta sống phải biết chia sẻ với người khác, không nên sống cho chính mình, đừng nên “đèn nhà ai nấy sáng” hoặc sống chết mặc bay; hoặc có ai đó xin con cá chúng ta lại cho con rắn; có ai đó xin miếng cơm chúng ta lại đi cho hòn đá… như thế việc sống cho tha nhân của chúng ta chưa mang lại một hiệu quả đức tin nào cả…

Thực thi Lời Chúa:

Về thực thi Lời Chúa, chúng ta đem Kinh Thánh ra ứng dụng với chính cuộc sống xung quanh chúng ta – cũng giống như phần trình bày vừa rồi; trong cuộc sống của tất cả chúng ta ở đây, những con người mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta một Ơn gọi thiêng liêng với đức tin của chúng ta, việc thực thi Lời Chúa đối với chúng ta trong công việc giảng dạy của mình phải như thế nào. Ông bà ta thường nói: sống cho mình và cho người khác – có nghĩa là sống cho chính chúng ta trước, yêu cầu phải hòan thiện, hòan hảo rồi chúng ta mới đi “loan truyền” – vậy chúng ta loan truyền cho ai đây.

Chúng ta hãy nhớ lại đoạn Kinh Thánh:

Bởi đó, anh em hãy chấp nhận lẫn nhau, như Đức KiTô đã chấp nhận anh em vì vinh quang Thiên Chúa.
Tôi muốn nói: Đức KiTô đã phục vụ giới cắt bì, để (chứng thực) lòng chân thành của Thiên Chúa, làm cho các lời hứa trên cha ông được nên kiến hiệu, còn dân ngoại (đã được chấp nhận) vì lòng nhân nghĩa, để họ tôn vinh Thiên Chúa, như đã viết: Vì thế tôi sẽ ngợi khen Người giữa các dân ngoại, tôi sẽ đàn ca danh Người.. (Rom 15, 7-9)

Khi cái hư hoại này đã mặc kấy sự bất toại, và đồ chết dở này đã mặc lấy trường sinh bất tử, lúc bấy giờ sẽ ứng nghiệm điều đã viết: Sự chết đã vùi trong tòan thắng, tử thần hỡi, đắc thắng của các ngươi đâu, tử thần hỡi, nọc của người đâu. Nọc của sự chết là tội, mãnh lực của tội là Lề Luật. Đội ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban tòan thắng cho ta nhờ Chúa của chúng ta, Đức Giêsu KiTô.. (1Cor 16, 54-56)

Vậy, vấn đề ngoài việc Sống Lời Chúa … việc đem Lời Chúa vào thực thi trong đời sống thực tiễn của tất cả chúng ta – đó là điều khó khăn và có vẻ nâng cao trong cuộc sống, chúng con còn nhớ có một lần khi tham dự một buổi Tĩnh tâm của một giới Hội đòan tại một Giáo xứ; vị Linh mục đã đưa câu hỏi với giáo dân và những thành viên có mặt hôm ấy:

- Tại sao chúng ta phải sống theo tinh thần Phúc âm, hoặc thực thi Lời Chúa trong đời sống của chúng ta ?

Cả nhà thờ có nhiều ý kiến phát biểu – đại loại như là để tìm chân lý thánh thiện, thánh hóa bản thân chúng ta để trở nên con cái của Thiên Chúa; nào là hãy đem tình thương của mình với tha nhân đồng loại; hoặc có khi: để người khác nhận biết mình là con của Đức Giêsu KiTô; có người lại nói: đó là dấu chỉ để người lương dân biết là môn đệ của thầy… Vị Linh mục đều chấp nhận với các ý kiến phát biểu – nhưng cuối cùng Ngài đã nhấn mạnh với một ý chính:

- Để chúng ta được nên Thánh…

Câu trả lời của vị Linh mục đối với chúng tôi có vẻ cao siêu quá…!? Vì ở trên đời biết bao nhiêu người đã sống thánh thiện ? biết đem Phúc âm vào giữa lòng người, biết vận dụng tinh thần Phúc âm hóa với tha nhân, biết ứng dụng sự thánh thiện của Phúc âm trong cuộc sống của bản thân và cho người khác – theo thiển ý của chúng tôi thì sống theo Phúc âm để trở nên Thánh – hẵn có vấn đề gì đó cao cả quá. Đã mấy ai trong chúng ta sống thánh thiện mà thôi – đã đủ chưa ? Huống hồ gì để được nên Thánh ! – Đây là vị Linh mục tại Giáo xứ nọ có lẽ là cuộc đời của Cha ấy luôn lấy Phúc âm làm đầu mối trong tất cả mọi sự của mình và rồi để tinh thần Phúc âm ấy được lan tỏa trong cộng đồng dân Chúa – Đó là một điều rất hay… Với chúng ta những con người phàm tục – cũng như lời thuyết giảng của Cha Phaolo: Chúng ta hãy đem tinh thần Phúc âm đó vào giữa lòng người xung quanh chúng ta, cho bản thân chúng ta, cho gia đình và cho cả cộng đồng dân Chúa nơi chúng ta đang sống… Ở đây – vấn đề cốt lõi là chỉ yêu cầu sống thánh thiện theo những điều răn của Hội Thánh đã truyền dạy; chứ đừng nói đến việc sống thánh thiện để trở nên Thánh – điều này nó bao hàm một ý trừu tượng khác đối với người KiTô hữu của chúng ta…

Như vậy việc thực thi Lời Chúa trong cuộc sống của chúng ta với những người xung quanh trong đời sống của chúng ta hẵn nhiên là vấn đề thiết yếu – nhất là chúng ta đang ở vào Mùa Chay Thánh này, sống cho mình, cho người khác nói chung; làm sao chúng ta trở nên là muối men cho đời.. Ở đây Cha Phaolo chỉ nhấn mạnh trong lĩnh vực sống thánh thiện đối với những người mô phạm KiTô hữu mà thôi; chúng ta sẽ trở thành muối men giữa lòng cộng đòan chúng ta đang sống – và có khi giữa tất cả anh chị em với nhau ngay cả trong Hội trường rộng lớn này;

Sống Thật:

Nói đến phần này, đa số chúng ta hầu như sống với thực dụng rất nhiều, hiện nay chúng ta đang trên đà phát triển của xã hội, nhu cầu đòi hỏi chúng ta phải theo kịp đà tiến hóa đó, ngày xưa chúng ta chỉ cầu mong ngoài chén cơm manh áo hàng ngày, chúng ta chỉ cầu xin “cho con được một cái máy radio cassette” để con nghe tin tức và nghe nhạc… thời gian sau: xin cho con được một cái tivi, lâu ngày sau lên đời tivi màu…. cho đến hôm nay chúng ta hầu như đa số đều có trong gia đình nào là máy vi tính, xe này xe nọ, nhà cao cửa rộng, thứ này thứ nọ rồi dùng những loại hàng đắt tiền, hàng giá trị….. nhưng đó chỉ là vật chất và những nhu cầu có phần thiết yếu trong đời sống chúng ta, thậm chí ngày hôm nay có người xem lễ (đúng hơn là nghe phát thanh buổi lễ bằng hệ thống InterNet…) và cho đó là một nhu cầu sống đức tin mà không cần đến nhà thờ… Nhưng tất cả những thứ ấy chỉ là những thứ phù phiếm của đời này mà thôi, chúng ta biết rằng vật chất của cải có thể bị hư mất đi, nhà có thể thay đổi và đôi khi trong một sớm một chiều tất cả những cái đó cũng sẽ mất hết, đang sống mà chúng ta cũng phải trắng tay… Vậy thì sống thật ở đây tôi muốn nói lên điều gì? ước mơ của tất cả chúng ta mà Thiên Chúa đã cho chúng ta đạt tới đích của cuộc sống, nếu chúng ta biết sử dụng những thứ đó để loan truyền và học hỏi những điều trong cuộc sống của chúng ta thì đó là điều hay, nhưng cũng đừng nên bao giờ lấy sự sung mãn vật chất ấy làm những thú vui riêng mình và đam mê quên đi đến tha nhân thì có ngày Thiên Chúa cũng sẽ lấy về lại… (Cha Phaolo kể vài câu chuyện về việc sử dụng phương tiện hiện có để mưu cầu lợi ích cho riêng mình mà quên cả tha nhân xung quanh chúng ta…) vậy sống thật ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến tất cả anh chị em chúng ta là: hãy chia sẻ, luôn nghĩ đến tình đồng loại xung quanh chúng ta; chúng ta đừng nghĩ rằng giàn máy nghe nhạc Hi-Fi của mình là loại xịn ở trong khu xóm, những lúc xung quanh cần yên tĩnh thì chúng ta lại mở hết công suất để gây phiền hà cho người khác; hoặc ngồi trước máy vi tính chúng ta và con cái say sưa với những PickGame mà quên cả việc ăn uống, quên cả việc đức tin của chúng ta thì đó là một điều tai hại, sống trong cộng đồng dân cư mà chúng ta cứ nghĩ đến mình còn ai mặc kệ, chết bay sống tao - thì đó là chúng ta chưa nghĩ đến tha nhân, con chó xù của nhà mình thuộc loại đắt tiền, chúng ta cứ dẫn đi ra nơi công cộng để phóng uế gây sự ô nhiễm cho hàng xóm là chúng ta đã xâm phạm quyền tự do của người khác… Chúng ta đừng nên đua đòi thứ này vật nọ phải sao cho hơn người; nhà anh kia có màn hình phẳng, chúng ta về loại bỏ tivi của chúng ta để sắm lại một màn hình LCD cực lớn để mua lấy sự nể nang của hàng xóm… đó là điều không nên, sống, chúng ta phải biết nghĩ đến người khác… chúng ta cần nghĩ đến những con người cũng là KiTô hữu (hoặc những người không cùng tôn giáo với chúng ta) đang còn xung quanh ta chưa có đủ cái ăn cái mặc như chúng ta, hãy nghĩ đến những con người thiếu may mắn trong xã hội chúng ta và cả những anh em bè bạn còn ở tận bên Châu Phi đang trong cơn đói khát đang chờ ngày từng giờ cái chết sẽ đến với họ; trong khi chúng ta được những hồng phúc Trời ban cho no đủ và dư dật, tiền của thừa mứa… nhưng chưa bao giờ giúp ích gì cho cộng đòan, cho giáo xứ của chúng ta một vài đồng tiền dư dật ấy… Chúng ta cần luôn nghĩ đến ngoài chính mình, ngoài gia đình mình, xung quanh ta còn rất nhiều người, nhiều anh em nhiều bạn bè đang còn trong cơn túng quẫn kém may mắn hơn chúng ta. Sống cần phải cho đi và cho đi hơn là nhận lại. cần phải biết hy sinh, nhường nhịn cho tất cả nhũng con người còn kém xa hơn chúng ta…

Trong Mùa Chay Thánh này, hôm nay tất cả những người thầy KiTô hữu của chúng ta quy tụ cùng nhau về nơi đây để tất cả chúng ta cùng chia sẻ và suy gẫm về Lời Chúa, chúng ta cần biết qua việc tĩnh tâm hôm nay, chúng ta cần làm gì, sống như thế nào… Chúng ta cần đem việc nghe Lời Chúa ra để sống với tha nhân, với đồng loại của chúng ta. Ngoài những cơm áo gạo tiền mà chúng ta đã được hưởng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết lắng nghe Lời Chúa và Tin Mừng và cũng cần đem Lời Chúa ra để sống với anh em chúng ta – đó là việc làm thiết thực nhất đối với những con người mô phạm như chúng ta và cầu mong từ nay trong công việc giảng dạy của tất cả anh chị em chúng ta – chúng ta luôn đem Lời Chúa ra để rao giảng trong bất cứ hình thức nào để Lời Chúa được loan truyền và thực thi trong đời sống của chúng ta và tha nhân xung quanh mình.

Nguyện cầu xin Thiên Chúa luôn ở cùng tất cả chúng ta để Ơn Gọi của Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi người chúng ta sẽ trở nên muối men thiết thực trong đời sống hàng ngày của tất cả những con người chúng ta đang ở nơi đây…

Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...   4dc30d3588afb2fc0658199c3332522a-2

Pet. Nguyễn Ngọc Hải
Mùa Chay 2010 tại Đại Chủng viện Xuân Lộc
Về Đầu Trang Go down
https://tamhon.forumvi.com
 
Bài cảm nhận Tĩnh tâm Mùa Chay 2010...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài cảm nhận Tĩnh Tâm Mùa Chay - năm 2011
» Tường trình ngày Tĩnh tâm Mùa Chay 17/4/2011 tại Giáo phận XuânLộc
» chút cảm nhận về bản tình ca: Gọi anh mùa Xuân.
» Lắng Khúc Tình ca - Bài cảm nhận của NgNgH.
» Chúa Nhật Lễ Lá - Nhân tình thế thái...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM LINH :: Sống Lời Chúa Thường Nhật-
Chuyển đến