Nhân ngày Nhà Giáo 20/11 lần thứ 28Nhớ về Thầy qua những hồn thơ… Có lẽ trong cuộc đời không ai mà không một lần phải đi học, trong cái học có muôn vàn đủ sắc thái của một con người học trò – một khi đã là học trò thì tất nhiên phải có “những người thầy, cô giáo – những người đã có công dạy dỗ cho tất cả chúng ta nên người…
Hôm nay cũng lại một mùa “trọng Ơn” – mùa của những lòng hiếu nghĩa của những đệ tử để có dịp kính dâng lên những sư phụ của mỗi chính mình. Những ngày xưa, cũng dưới những mái trường, cũng với những lời thầy cô giảng dạy và nhắn nhủ, những tấm lòng hiếu nghĩa ấy, chắc chắn không bao giờ phai nhạt… Giờ đây cứ mỗi mùa hiếu nghĩa lần lượt qua đi, như ngày nào những mùa phượng vĩ cũng đã khô héo dần để mùa chia tay cứ lần lượt trôi vào miền xa xăm nào, nhưng có ai hiểu được “lòng thầy vẫn còn trĩu nặng” với những ân tình, có lẽ không bao giờ phai đi được, ngày hôm nay không biết trên những con đường đến nhà thầy cô, có còn phủ những rặng hoa mờ dẫn tôi vào lối nhỏ để còn gặp được thầy ? Cũng không hiểu thầy còn đó hay không ? Vần thơ của ai đây đã nghẹn lời nói lên những ân tình chưa đến nỗi phai nhòa khi trên con đường đến với thầy cô cũ… chỉ tiếc thương dòng đời cứ mãi trôi đi, để thấy người thầy già yếu quá, đâu còn như những ngày xưa Vang tiếng nô đùa vẳng giọng đọc bài, Rộn rịp trống vang ra vào mỗi buổi.. Nhưng người thầy ngày xưa “vẫn còn đó” vẫn còn hiện diện với những ai như ngày xưa trên hiên thềm thầy vẫn còn lặng đứng, để nhìn rõ bước chân em…
Gì vui hơn trò cũ đến thăm thầy
Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, rất nhẹ ...
Hẻm cũ, nhà xưa, tường rêu, lặng lẽ
Hồi hộp phút chờ ... cửa mở thầy đây !
Khách là ai ? Thầy chẳng nhận ra ngay
Con đây ạ ! học trò thầy thuở ấy !
Trò cũ tới thăm, lớp xưa hiện lại .
Loang loang ánh nhìn, loang loang nét môi
Vang tiếng nô đùa, vẳng giọng đọc bài
Rộn rịp nhịp trống vào ra mỗi buổi ...
Và cậu trò nhỏ, nghèo, đói mà run
"Cậu bé" ngồi đây tay vẫn run run
Không còn đói mà thương thầy già yếu !
Con khỏi lo. Thầy tiền vơi gạo thiếu
Chuyện lẽ thường, đời đạm bạc từng quen
Mối bận tâm, nhắc lại nếu con quên :
"Đời chỉ đẹp, nếu có tình có nghĩa !"
"Người thường không tránh khỏi cái chết
Nhưng thiên tài thì vẫn đang sống".
THĂM THẦY (Không biết tác giả…)Nhớ về thầy, nhớ về trường xưa, nhớ về cả bạn cũ, nhớ tất cả những gì thân quen của một thưở qua rồi… nhớ quá đi thôi, nhớ hàng dương của cái ngày xa xưa khi những dãy nhà lầu sau chưa có, thầy Thạnh bảo thằng Quýnh ra bẻ cho thầy “cây roi dương”… thế rồi những ngày thơ ấy không ngờ qua đi một cách vội vã, để chúng mình “được bước qua” phía khu nhà lầu… có ai ngờ đâu chuỗi ngày của một thưở tình thơ lại bắt đầu từ đó… cũng từ đó ai ai nhìn nắng sân trường mà nghe lòng rạo rực của thời học trò ngây ngô kia, nhìn về cổng trường… đến bây giờ mới biết mỗi lần khi đi ngang cánh cổng ấy thì đã một ngày đổi thay, đổi thay trên những hành trang của đời học trò để thấy mình còn mãi ngây ngô quá; thơ dại quá… nhớ về cánh cửa trường mỗi lần hé mở, là những dấu chân ai cứ ngày ngày in trên cát, nhớ về những cơn gió lay động lòng ai khi những cánh hoa phượng rụng rơi ai đó nhặt lại đem về ép vào trang vở thơm tho, trang vở ngày ấy sao ấm nồng đến lạ thường… Trường Tôi, hình như không phải Trường của ai đâu, có khi mình muốn ôm trọn trong vòng tay của chính mình để rồi còn nhớ mãi, hình như nhớ từng dấu chân quen, nhớ từng cơn gió thổi, nghe từng tiếng nước dập dìu ngoài bờ sông… nhớ bóng ai còn thấp thoáng góc sân trường, nhớ, nhớ mãi nhớ hoài để rồi hôm nay thôi đành phải xa đi nỗi nhớ, Trường tôi – ai đó đã một thời như tôi đấy sao, chắc có lẽ cũng đã ngẫn ngơ rồi, xa đi rồi – bây chừ…
Cổng trường tôi trông rất xinh
Tường cao cổng sắt, dưới hình văn hoa
Bước vào thoang thoảng hương hoa
Trời cao xanh ngắt, mây là là bay
Râm râm bóng mát hàng cây
Trưa trưa gió thổi lay cây rì rào .
………………….
Bao la trang trải tình thương cô thầy
Dạo quanh xa đó gần đây
Nơi đâu đẹp nhất là đây trường mình .
TRƯỜNG TÔI (Không biết tác giả…)Có đâu chăng ! chỉ còn lại đây những nỗi nhớ, hầu như ai cũng thế mà, có còn được những phút giây nào ngẫn ngơ nữa chăng? Trên mọi nẻo đường còn lại của hôm nay, có lẽ ai ai cũng thầm nhớ về cho một thời của chính mình, một thời mà hầu như ai còn ngồi chung “trong một mái nhà” để rồi hôm nay trong sương chiều chỉ còn ngồi nơi đâu, còn tiếc nuối mà thôi… chẳng còn ai, chẳng còn đâu nữa hình bóng thầy cô cũ; có ai đó khi về lại chốn xưa để còn nhìn thấy cho mình những hoài niệm của những ước mơ ngày xưa? Có còn ai khi đi ngang trường xưa để nhớ về cho những lời thầy cô, và có ai để nhìn lại ngôi trường của hôm nay mà lòng nghe mãi xót xa… Trường Tôi – không hiểu tác giả ai nào đã ngẫn ngơ trong nỗi u hoài và có chạnh lòng… người viết bài này chỉ xin mượn lại với những vần thơ đâu đó… như vay mượn lại một chuyện tình để ai đó còn thấu chăng đây nỗi nhớ, tháng ngày dài cho dẫu vẫn không phai… hầu như không thể và không khi nào phai được.
Trường tôi to, rộng và cao
Nơi cây phượng vĩ năm nào nở hoa !
Trường tôi có bạn gần xa
Mải mê lo học, ngân nga gạo bài
Trường tôi toàn những nhân tài
Học bao điều mới ... thi dài dài thôi
Trường tôi đâu có xa xôi
Thầy cô dạy dỗ chúng tôi nơi này
Trường tôi toàn những điều hay
Có thầy có bạn ngày ngày thành công
Trường tôi thoả được ước mong
Cho các bạn bước vào trong cuộc đời
Trường tôi có chỗ, có nơi
Bạn nào muốn đến xin mời ghé thăm
…………………………….
NGẨN NGƠ SÂN TRƯỜNG (Không biết tác giả…)Nhớ - nỗi nhớ của ai đó chắc cũng như chính tôi khi ngày hôm nay vẫn còn ngồi lại… được còn hội ngộ với những ai cũng ra đi như tôi từ đó, chỉ biết về ngôi trường, chỉ biết về thầy cô, và biết với những ai cũng có nhiều nỗi nhớ như mình, thế thôi… Ngày hôm nay mỗi ai đó cứ ngồi để nhìn lại cho những ký ức của chính mình, phải chăng trong lòng mỗi ai đó vẫn còn mãi những hoài niệm của riêng mình khi nhớ về trường xưa. Trường xưa, tưởng chừng như mới thân quen hôm qua đây mà bây giờ đã có những phút giây chạnh lòng để nhớ về ai… đúng là Ngôi trường ngày nào ấy, Là một phần trong tôi, Cũng hàng cây phượng vĩ, cũng mấy gốc bàng to, Giờ là bạn tri kỷ… Hình như đến bây giờ đã là tri kỷ rồi, tri kỷ của thời gian, của ai đó, của gió, của chim, của lá, và có khi của cả những đong đưa ru hồn mình vào nỗi cô đơn…
Ngày nào còn bỡ ngỡ
Loay hoay trước cổng trường
Chưa một chút bâng khuâng
Với ngôi trường mới ấy
Mấy hàng cây phượng vĩ
Mấy gốc lá bàng to
Hình như muốn thầm thì
Bạn ơi vào đi nhé !
Kia rừng dương vẫy gọi
Hoà quyện tiếng chim chuyền
Như một khúc giao tình
Cùng đón chào bạn mới .
Vậy mà giờ thấm thoát
Đã bao niên học rồi
Ngôi trường ngày nào ấy
Là một phần trong tôi .
Cũng hàng cây phượng vĩ
Cũng mấy gốc bàng to
Giờ là bạn tri kỷ
Ngày nào cùng có nhau
Mỗi khi lá xào xạc
Như những nốt nhạc vui
Cùng hoà vào điệu hót
Của lũ chim trên cành .
Đến khi hoa phượng nở
Đỏ rực cả sân trường
Cũng là khi ve khóc
Cho tình bạn chia ly
Ôi ! Mái trường yêu dấu
Ôi ! Thầy cô thân yêu
Chắp cho tôi đôi cánh
Bay cao trên đường đời .
Thời gian sao nhanh quá
Đã bao năm xa trường
Nơi phương xa xứ người
Nhìn cảnh nhớ trường xưa .
Tôi mong ước một ngày
Được về lại trường xưa
Tìm lại chút kỷ niệm
Của một thời mộng mơ .
Đừng nhé thời gian ơi !
Đừng phủ mờ kỷ niệm
Đừng phủ lớp rong mờ
Để còn mãi trong tôi
Mãi trong tôi, ngôi trường ấy (Không biết tác giả…)Nhớ về thầy, nhớ về trường xưa, nhớ về cả bạn cũ, nhớ tất cả những gì thân quen của một thời… Lại những lần nhớ, một đời người lắm muộn phiền trong những nỗi nhớ… không phải vì hôm nay ngày của Thầy mà những người con của ngày xưa lại nhớ về cho Thầy và cô… nhưng hầu như ngày nào một khi ngôi trường xưa cứ ẩn hiện về trong tiềm thức thì ai chắc cũng phải nhớ, nhưng Thầy ơi! Đã bao năm rồi hở Thầy ơi? Bao năm rồi? bao người con “ra đi” nhưng còn Thầy thì ở lại, bên thềm xưa, trong lớp cũ, với chiếc bảng đen ngày nào biết bao nhiêu chuyện trên ấy, viết rồi lại xóa, xóa đi rồi viết, viên phấn trắng cứ mòn mỏi theo thời gian nhưng những con người cứ mãi ra đi. Bụi phấn bay bay, nhưng ai đó cứ tự nhủ thầm: đó là bụi phấn, hay những dấu chấm của thời gian ngày đó, ngày hôm nay của những con người, của những nhân tài – đã nằm trong những bụi phấn bay bay ấy, để rồi cứ mãi vương lên tóc thầy, tóc ai…
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...
THẦY (Không biết tác giả…)Nhớ về thầy, về trường xưa, cả bạn cũ, nhớ những gì thân quen của một thời… âu cũng là nỗi nhớ, không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai được đây !!! Nhớ ai muôn nẻo trăm bề, lòng vui chợt tắt lối về đường đi… nỗi nhớ có lẽ hầu như không bao giờ nguôi được. Riêng bản thân tôi bao giờ cũng vẫn nhớ về cho “những người thầy, cô giáo của ngày xưa” – ngày hôm nay như nhiều lần tôi cũng đã từng nói: phiên bản đời tôi hôm nay là của quý thầy, từng điệu bộ, giọng nói, và nhất là trong lời giảng của những bài nghị luận với các em học trò… nhiều lúc tôi đã say sưa trong lời giảng giải, có đôi khi “cái phiên bản ấy” làm cho tôi phải ngưng đọng lại trong phút giây để rồi tôi phải nín lặng trong giây lát…. Bao nhiêu cặp mắt non dại dưới kia đang nhìn về tôi, có lẽ các em cũng có một dấu hỏi lớn: tại sao thầy đang “nói say sưa mà phải ngưng lại ??? – những lúc này tôi không còn nỗi niềm nào để nói tiếp nữa, và những ánh mắt kia như cố ý nói lên: “nói nữa đi thầy”; nhưng biết nói gì hơn nữa đây… những lúc này, tôi phải nín lại để cho những niềm cảm xúc đang dạt dào dâng lên và mau trôi qua, để tôi còn tiếp tục với bài giảng của mình… Nhưng những tâm hồn non dại phía dưới kia đâu có biết rằng: chính những phút giây ấy như đã có ai truyền cảm cho mình, tiếp sức cho mình trong bài giảng ngày hôm ấy… để rồi khi ngày xưa, mùa hè nào đó những bước chân tôi đã giã từ trường cũ… thì ngày hôm nay chính các em cũng đã ra đi, đi về những phương trời vô định nào… ngày xưa trên bậc thềm “đại sảnh” của một ngôi trường; có lẽ trong phút chốc nào đó đã có quý thầy cô đứng trên ấy nhìn ra phía dòng sông không hiểu nhìn dòng sông Hàn cứ mãi lững lờ, hay nhìn về cho những dấu chân cứ mãi âm thầm đi xa… xa mãi; lời thầy ngày xưa đến với tôi cũng như biết bao nhiêu con người của hôm nay, chắc ai cũng còn nhớ mãi, thì hôm nay vẫn thế mà thôi, những tâm hồn non dại kia sau những cuộc hành trình lắm bôn ba cũng có em còn trở lại để nhìn về cho thầy và có bao nhiêu em đã là một phiên bản của tôi ngày hôm nay… lẽ sống, chuyện đời luôn là một định luật của sự tự nhiên, một trong những định lý mà ít ai kể cả trong muôn vàn thế hệ cứ tiếp nối đi qua, ai còn lại được… Chiều cứ mãi buông trôi, nắng chiều chưa tắt hẵn để đón lấy hoàng hôn dần buông thì ai ai cứ mãi lặng thầm làm kiếp đưa đò, và chuyến đò cứ mãi còn đưa khách sang sông, dòng sông như cứ lặng thầm chứng kiến bao cảnh đời oan nghiệt của bao nhiêu thế hệ thầy cũng như trò, trò lại kiếp trò, cứ mãi tiếng chèo trên sông, mà dòng sông cứ mãi hoài xuôi chảy…
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
LỜI CỦA THẦY (Tạ Nghi Lễ)
Một thời qua đi, ngây dại rồi thổn thức, cay đắng và xót xa, nơi những chân trời góc bể nào, ai đó cứ còn mãi âm thầm ngồi đâu và nhớ về cho những ngày thơ, nhưng biết sao hơn được, chỉ còn nỗi nhớ, và hình bóng ai cứ mãi dật dờ bay về trong hồi tưởng… hình như có kẻ còn ngồi đó trong dòng lệ rơi mà còn mãi nhớ, chỉ biết thắp lên những nén nhang nơi chốn âm u nào mà mong cho những hương hồn thầy cô chắc mau sớm siêu thoát về những “cõi tiên” nào… Nhớ lắm màu vôi sờn áo trắng, Thương nhiều phấn bảng nhịp thước vang, Bụi đã phủ mờ lên lớp lớp, Còn chăng tiếng vọng của thời gian…(Con thuyền SM – V.Uyên – tặng thầy PNV…) Không chỉ một mình người nữ sĩ V.U nào đó còn mãi những nỗi nhớ mà tất cả những người con hôm nay cũng đã nhớ rất nhiều, có cả tôi, những người anh, người chị và những người em gái nào cũng đã nhớ… nhưng nỗi nhớ cứ mãi còn triền miên – để rồi giờ đây nghe xa quá, kỷ niệm tràn về thật ngân nga…
Trở lại sân trường
Nắng ngẩn ngơ nhìn ta xa lạ
Chùm phượng đỏ hôm nao
Giờ chỉ xanh màu lá
Vết chân xưa mưa nắng cũng nhoà!
Chỗ ngồi kia đâu phải của riêng ta
Còn đâu nữa những giờ học
Thả hồn theo gió
Lời mắng nhẹ nhàng của thầy
Giờ đây nghe xa quá!
Kỉ niệm tràn về thật ngân nga!
Thật ư
Thời học trò đã xa
Tuổi thơ cũng vụt qua
Ta lặng lẽ bước đi trong niềm nhớ
Thầy cô bạn bè ơi!
Biết vao giờ gặp lại
Thời gian thì trôi mãi
Trôi xa!!
Thời đã xa (Không biết tác giả…) Đâu phải chỉ với những người thầy, mà còn cả những cô giáo, cũng là những ông lái cô chèo của những ngày xưa, sao đâu đó cứ mãi hiện về… không phải ngày hôm nay là ngày để “nhớ về thầy cô” mà hầu như chắc chắn ai đó với những phút ngân nga trong đời mình sẽ cứ mãi âm thầm cho dòng đời xuôi ngược cứ lững lờ như dòng sông quê mẹ ngày nào để còn mãi những nỗi nhớ, không phải người con gái ThảoThảo nào đó còn ngồi nơi phương trời đất kinh thành Thăng Long để nhớ về cho một người cô giáo nào xưa cũ, mà hầu như với những người con SM hôm nay cũng đã nhớ; nhớ về cho thầy, cho những người cô đi qua trong đời… và ai ai cũng như thế; ngày xưa với tôi, hình bóng cô Thiện (nhà ở Nại Hiên Tây) cũng làm cho tôi thầm nhớ như người thầy Võ Đức Thạnh vậy; nhưng tất cả đã xa rồi, mất hết rồi… có khi mất đi cả những kỷ niệm của ngày xưa mà ai đó và tôi chắc không còn nhớ nỗi…
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!
Cô ơi! (ThảoThảo)Cũng có lẽ giờ đây không còn ai nhớ những lời thầy giảng, “người lái đò năm xưa” đã nhắn nhủ với ai điều gì, tiếng non nước hồn thiêng vẫn còn mang nặng lời ru của mẹ, tháng năm vẫn ca đi nhắc lại chỉ một câu hò, ru em tròn giấc ngủ, lời thầy ngày xưa cũng còn có những điệu hò hình như vẫn còn đâu đó trong ai, còn có thể nói đó là những điệp khúc của đoản tình ca trong đời của mỗi người con hôm nay, lời ca và lời ru cứ mãi còn vọng lại với chốn mịt mù… Nhưng giờ đây nơi phương trời xa thẳm nghìn trùng, vẫn còn lời ru của mẹ, vẫn còn tiếng nói của cha, nhưng điệp khúc sầu ca của thầy không còn mãi ngân dài theo ngày tháng; để rồi ai đã quên đi tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền… Phải rồi, mấy mươi năm như đã tắt lịm những lời ru của những người thầy, để giờ này ai đây tìm lại được tiếng ru của thầy cô - dù chỉ là giấc mộng mỵ mà thôi. Ngày xưa Đoàn Vị Thượng còn nghe rõ lời thầy, còn nghe lại tiếng ru trong hoài niệm như chưa pha lẫn vài cơn gió, nhưng hôm nay lời ru ấy cũng đã tắt rồi, và cũng có khi quên đi những ngày dài, bởi vì “hẵn lời thầy cũng già đi thôi”…
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Lời Ru Của Thầy (ĐoànVịThượng)Có thể nói chuyến đò ngày ấy đã đi trên một dòng sông, dòng sông cứ mãi tiễn con thuyền ra với đại dương nhưng chưa biết buồn, có lẽ tháng ngày ấy cứ mãi êm trôi và còn cứ kể chuyện một thời đã xa, xa đi để tung bay như những cánh diều, ngần ấy hình như cũng đủ cho những người còn lại điểm tóc da mồi, thời gian là thế, để rồi ngày hôm nay nhìn được nhau, mà lệ sầu của ai cứ mãi dâng lên ngập lòng – Rời xa bến nước quên tên, Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười… khác hẵn với với sư huynh ĐVT, khác với ThảoThảo, không giống như TrâmAnh, nhưng hồn thơ Ng Quốc Đạt còn thấy được dáng u hoài của người thầy nào đó khi chính mình đi trên dòng đời mà nhìn lại trường xưa có chạnh lòng ! Thầy – cũng như một chuyến đò đã được Quốc Đạt diễn ngâm như một cánh diều ngày xưa trên sân ga của tôi, có khi giữa dòng sông vắng lặng, để rồi thấy được”mắt ai” cứ mòn mỏi trông… trông về cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều…
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...
Thầy Và Chuyến Đò Xưa (NguyễnQuốcĐạt) Một người đi, nhiều người con đã ra đi bỏ lại trường xưa dấu ái, ai đó còn vương mãi bụi phấn của thầy bay lên tóc, nhưng những mùa đông tuyết lạnh, áng sương mù chưa phủ bụi thời gian trên tóc ấy – để ngày hôm nay tóc ai cũng đã già cỗi theo dòng đời đẩy đưa, bụi phấn hay là muối sương chiều trên mỗi con người đã ra đi ngày xưa ấy, cái ngày xưa còn phảng phất mùi ngai ngái như TranVietHung vẫn còn nghe rõ mùi rơm rạ, mùi cá tôm của ngọn gió nào bay vào cửa lớp, khi gió mùa thu mẹ chưa ru con ngủ thì lời thầy ru cứ vọng mãi hồn về trong lời thầy giảng, phải chăng con đò ngày ấy cứ mãi còn đợi chờ, cứ mãi còn ngồi buồn với “ông lái” trong tiếng tiêu buồn trên sông khi đợi chờ người sang sông – Từng lời giảng yêu thương, Bao lớp trẻ xa trường, Gói hành trang thêm nặng…. nặng đến nỗi dấu chân ai cứ mãi hoài lê thê trên con phố nhỏ, người con “Tê Hát” nào đó đã thấy được bước chân mình trong “gói hành trang” nặng trĩu, cứ còn mãi lê thê, mãi sầu vương, mãi nhớ hoài, cũng chỉ vì một chữ Ơn chữ Nghĩa của người lái đò năm nào…
Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa
Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa
Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương
Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.
Ơn Thầy (TêHát)Mãi cứ bôn ba, mãi cứ hoài niệm và còn tìm về trong quá khứ năm nào, lời thầy cũng như tiếng mẹ ru… hình như cứ mãi ngân hoài bên tai cho dù mỗi người con cứ hoài đi đâu đó, về nơi nào, nhớ ngày xưa lời thầy cô giảng bài, nhắn nhủ từng điều hay, dạy dỗ từng cái nhân cái nghĩa, mà ngày hôm nay khi biết nói lời cảm ơn thì nhiều người đã nói lên trong hư không mà thôi, nói lên trong những nỗi cô đơn tĩnh mịch, hình như không ai còn nghe, không ai cứ mãi vọng về với chốn xưa ngày nào, giờ này trong những nỗi nhớ về trường, nỗi nhớ thầy cô, nỗi nhớ bạn bè… nhưng con người quanh ta của một thời chưa biết buồn, chưa biết nghe những khúc ru tình, biết nhìn những cành hoa rơi, biết ngọn gió đẩy đưa cánh hoa tàn khô héo bay trong sân nắng, lời tạ từ nói lên được với ai đó, nhưng lời cảm ơn hình như ai đã chưa kịp nói lên lời thì thầy đã đi về cõi phương ngàn của nắng gió… Ngày hôm nay nhìn lại – ngay cả chính tôi cũng chưa nói nỗi lời cảm tạ với những người thầy, có phải chăng với cái nắng chói chang của mùa hạ kia, với cơn gió sầu thu đã bay về… lòng tôi chưa kịp nói lên lời cảm ơn, hay nhìn lại – chỉ biết nói nỗi lời tạ từ mùa hạ với ai đây để còn thấy tóc vờn bay trong gió, còn thấy đời vẫn mênh mông, còn thấy ai cứ ngồi tựa trên mạn thuyền, cứ mãi ngân khúc tình sầu trong ánh mắt ru hồn… Thầy – Cô.. những con người đã tiếp cho ta khôn lớn, đã thổi cho mình một sức sống chưa tàn thu, đã gói gọn cho mình một hành trang để xung phong ra trận mạc đời, nhưng có còn ai, nói lên được lời trần tình…
Con về trường xưa nhớ dáng thầy
Nhớ bài học thầy giảng hôm xưa
Nhớ tóc thầy lẫn với mầu mây
Nhìn bục giảng ngỡ thầy còn đó
Kỷ niệm nào man mác đâu đây
Khi còn trẻ dại con nào biết
Thầy đã dìu dắt con lên người
Cảm ơn thầy - người con yêu quý
Cảm ơn thầy - thầy giáo con yêu
Thầy đem dến tình thương bao la
Không ngại ngần trao cho con tất cả
Lòng thầy mênh mông như biển cả
Ôm chặt con thuyền giữa biển khơi
Con lớn lên từ biển lòng thầy
Con yêu thầy hơn yêu tất cả
Con nhớ thầy, thầy có biết không?
Con Nhớ Thầy Nhiều! (Sưu tầm) Có những lần về lại trường cũ để ôn lại những khúc tình xưa, hay ai đó còn mãi bôn ba trên bước đường phiêu lãng với ngày ra đi chưa trở lại… Một lần – duy nhất chỉ một lần, chính tôi về nhìn lại ngôi trường, (không dám nói là thăm trường), vẫn mái rêu phong, vẩn màu sơn năm ấy, vẫn chiếc cổng ngày xưa, nhưng áo trắng ngày xưa giờ ấy không còn nữa.
………. năm 2007 nhân một chuyến công tác về Trung, chuyến xe hôm ấy có đi ngang “trường cũ” –đúng là trường đã cũ, tôi nhờ bác tài hôm ấy chạy xe chậm lại và đi vòng công viên ra bờ sông vài lần… có lẽ lần ấy là lần duy nhất trong cuộc đời mà tôi được vinh dự nhìn lại mái trường xưa nhưng không thể vào được bên trong, thôi dẫu sao cũng vẫn là hay…(Trích đoạn trong: Một thời dấu yêu – NNH)…
Hôm nay – nhìn lại vần thơ của ai đó cứ bay bay trên phố Net, có lẽ tác giả hồn thơ này cũng một lần về thăm trường, nhưng cũng còn được “diễm phúc” hơn tôi bước vào sân trường mà thấy ngập tràn những ký ức ngày xưa, người tác giả ấy như thấy đang sống lại với tháng ngày xưa cũ cứ mãi hiện về, vẫn còn vọng ngân lời thầy giảng, nhìn được lớp học vô vàn thân thương, nhưng rồi: người xưa đâu tá, cứ mãi đi hoài, vọng tiếng chim ngân, sầu ai tiếc nuối… Còn tôi chỉ được “nhìn” nhìn ngôi trường cứ mãi rêu phong, cứ mãi đợi chờ cho những đứa con như tôi, một lần duy nhất, và một lần cứ xin được gọi là vĩnh biệt, Mái trường ơi giờ đây nhớ quá, Mỗi chiều về cứ nhịp bước chân ai, hồn tôi lặng lẽ chiều con phố, Cứ mãi đi hoài mãi chốn xưa…
Đã lâu rồi không về thăm trường cũ
Nhớ hàng cây nhớ ghế đá thân thương
Nhớ thầy cô nhớ những buổi tan trường
Nhớ lớp học ôi vô vàn thương nhớ
Thời gian ơi xin hãy quay trở lại
Mang em về kỷ niệm dấu yêu
Ngồi nơi đây mà nhớ lại bao điều
Thầy cô đã mở đường em tiếp bước
Ngày hôm nay những gì em có được
Nhờ thầy cô vun đắp kiến thức em
Thầy trồng cây cho bóng mát sau này
Cô ươm trái cho vườn xanh tươi mãi
Ngày xưa ơi nhớ những ngày thơ dại
Vẫn có thầy và bạn mãi bên ta.
Trường Cũ (Sưu tầm) Với người con gái KiềuAnh nào đó, ngồi ở đâu mà nhớ về cho chốn trường xưa tận đất Thăng Long – Hà Nội phố, để thời gian “mười năm” khi quay về cũng được còn nhìn lại… Vẫn tà áo trắng xuyến xao,Bóng hình thầy cũ dáng cao lưng trời, Vầng mây xưa vẫn nghiêng trôi, Vẫn làn gió mát của thời mộng mơ, Nhìn em áo trắng bây giờ, Hỏi mùa hạ trắng còn chờ đợi nhau… Có lẽ “người con gái K.A nào đó còn may mắn được hồng phúc, còn nhìn lại được chỉ sau mười năm đoạn trường, lòng ai đó có bâng khuâng khi ngày trở về có chạnh lòng trong ray rứt không? – còn tôi, nhìn lại tà áo trắng ấy nhưng không phải của những người xưa nữa rồi, không còn nghe tiếng ngai ngái, không còn nghe bụi phấn bay trên tóc ai trên lối về rồi, không còn ai cả, chỉ còn biết lặng nhìn thôi…và hình như tôi đã giấu đi dòng lệ buồn rơi khi nhìn lại cho “trường cũ…” rồi ngày ấy cũng không thể còn được nữa… không thể còn thấy nữa rồi, nỗi buồn thay…
Mười năm nhìn lại trường xưa
Đôi hàng phượng vĩ đong đưa đón chào
Vẫn tà áo trắng xuyến xao
Bóng hình thầy cũ dáng cao lưng trời
Vầng mây xưa vẫn nghiêng trôi
Vẫn làn gió mát của thời mộng mơ
Nhìn em áo trắng bây giờ
Hỏi mùa hạ trắng còn chờ đợi nhau
Mười năm thầm lặng nỗi sầu
Rồi đây áo trắng qua cầu đổi thay
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Làm sao sánh được ơn dầy tựa non
Nước xuôi sông cạn đá mòn
Cuộc đời thành đạt ấy công ơn thầy
Mười năm trường cũ giờ đây
Tóc thầy nay đã pha đầy tuyết sương.
Trường Xưa (Kiều Anh) Mà giờ đây, ngót phần tư thế kỷ, Đứa thành danh, đứa ẩn sĩ chốn quê, Tết năm nay thầy tôi đã trở về, Vui vẻ quá, tặng người con xin viết, Tình thầy trò càng già, càng thắm thiết…. Lời xưa của thầy như còn đọng lại trong tiềm thức của tất cả những người con hôm nay vậy, người con PhướcĐồng nào đó vẫn còn diễm phúc khi ngày trở lại chốn trường xưa vẫn còn nhìn thấy được những người thầy, người cô, nhưng con người ân nhân trong cuộc đờ của chính PhướcĐồng, hay cũng là của chính chúng tôi hôm nay vậy, cho dẫu ai thì cũng là những người thầy, những người cô giáo của tất cả mọi ngày, người bạn bè Phước Đồng nào đó đang trên đất kinh kỳ “rồng bay” đã mở được nụ cười của hôm nay, khi Đến nay đây con đã quá ba mươi, Tóc chưa bạc nhưng con đà chững chạc, Kỷ niệm xưa giờ hiện lên dào dạt, Tình thầy trò bát ngát lắm bao la… Thật là một ân phúc, khi ngày xưa ai đó cứ mỗi hạ về lại nghỉ phép về thăm trường… hoặc để rồi qua làn sóng vô tuyến ngoài vùng hành quân, trong “ống liên hợp: nó vô tư cứ vang lên: Hải ơi! Tao mới về Danang, có vô thăm trường…. đến đây tôi đang ngẹn lời không nói được, khi mà xung quanh đang đầy dẫy những tiếng súng, tiếng súng ác nghiệt nào đó của ngày xưa đã chia cắt đời tôi cũng với ngôi trường cũ… ngày ấy cũng đang là một mùa hè… vài ngày sau thì phần số của nó cũng đã được Trời gọi… và hình như lúc ấy cũng là một mùa hè, nó chưa kịp “dạ” lấy cho dẫu chỉ một tiếng kêu… Còn những ai đã hân hạnh được về thăm lại trường xưa như bạn Ph/Đồng vậy – chắc cũng còn được cho mình những diễm phúc nhất trong đời… còn tôi – con người trong những con người còn khốn khổ vẫn u hoài những nỗi sầu, buồn đau, để rồi ngày hôm nay chỉ biết còn mãi những hối tiếc… Những người thầy người cô của đời tôi ơi! Bây chừ….
(Kính tặng các thầy giáo)
Thầy tôi đó, ngày xưa hình dáng đó
Vẫn uy nghi như lúc gọi trả bài
Nhớ buổi chiều hay những sớm mùa thu
Thầy vui vẻ, đưa tay xoa đầu trẻ
Ôi vui lắm khi thấy thầy còn mạnh khoẻ
Vẫn thanh tao, dáng vẻ giống ngày nào
Thương quý mến, tràn dâng nhiều kỷ niệm
Ngôi trường nhỏ, trách nhiệm thầy còn đó
Dạy chúng con, mai sẽ lớn nên người
Đến nay đây con đã quá ba mươi
Tóc chưa bạc nhưng con đà chững chạc
Kỷ niệm xưa giờ hiện lên dào dạt
Tình thầy trò bát ngát lắm bao la
Trải mấy năm qua, thầy đã đi xa
Nay trở lại, trường xưa đang tu sửa
Lúc thiếu thời, nhớ chăng ngày hai bữa
Con ê a, làm toán, tập viết văn
Thầy dạy chúng con cần phải nhớ rằng
"Học tập tốt, siêng năng, lo chăm chỉ"
Mà giờ đây, ngót phần tư thế kỷ
Đứa thành danh, đứa ẩn sĩ chốn quê
Tết năm nay thầy tôi đã trở về
Vui vẻ quá, tặng người con xin viết
Tình thầy trò càng già, càng thắm thiết
Đạo Khổng Trinh, lưu viết nhớ ơn sâu
Gặp thầy đây, con xin có đôi câu
Chúc thầy đặng: an khương trường đắc thọ
Thầy! (PhướcĐồng)Xa lắm rồi phải không thầy? có lẽ xa đi thật rồi, chắc không còn quay về nữa đâu, thầy cũng đi xa lắm rồi, không phải miền miên viễn phiêu gót nào mà thầy cũng như những thằng bạn trong cuộc đời SaoMai kia chắc hẵn giờ này đã đã lên tận đỉnh gió hú rồi phải không? Còn lại vài thằng hôm nay cứ ngẫn ngơ nhìn về tận chân trời góc biển nào để nhìn về cho “một con thuyền” đang bồng bềnh trôi, trôi hoài trôi mãi… Nhưng Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương… vẫn thương hoài chứ ! thương ai những giờ trong lớp học cứ ngẫn ngơ hình bóng ai ngoài khung cửa, thương ai cứ để hồn bay qua phía cổ viện Chàm để còn nghe mùi hoa sứ, để nghe tiếng chân ai cứ xạc xào trên từng chiếc lá khô, thương ai với những chiều về đưa đón, lời giảng giải đâu đây nhưng ai nào có hay; thương ai cứ ngẫn ngơ về cho một dòng sông còn nhiều cơn gió, để bụi phấn cứ mãi vương hoài trên dấu ai… thương lắm, thương những chiều vàng nào để rồi hôm nay ngồi đây mà cứ mãi xót xa, thương cả những dáng ai đang âm thầm trong gió cát, để lớp học chiều nay trong lời giảng của thầy cứ mãi xúc động và nghẹn ngào vì lớp học còn vắng nhiều người, hình như không phải nghỉ vì lý do nào đó mà hình bóng ai đã nghỉ yên nơi chốn nào rồi, ai đó có thấu chăng khi ánh mắt thầy đượm một vẻ buồn muôn nơi, năm học cuối cùng - năm học của những định mệnh, năm học cũng những giọt lệ sầu đang chảy dài trên má, năm học của những trang lưu bút còn tươi nguyên màu mực, năm học của những đoạn trường, những trang sách còn vấy dấu bụi hồng của những thầy cô, năm học của những nhớ nhung và còn mãi tiếc nuối, xa rồi trường xưa, xa đi hình bóng ai đó, xa đi cả tiếng cười và cũng đã xa đi của những buổi chiều cứ ngẫn ngơ…
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!
Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!
Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!
Bụi Phấn Xa Rồi (TháiMộngTrinh) Nếu những hạt bụi phấn đầy thương nhớ, tiếc nuối và xót xa của TháiMộngTrinh của ngày xưa cứ mãi còn nhiều vấn vương, thì hình như lời trăn trối xin tạm gọi là cuối cùng của HànHồngHân cũng cứ mãi kêu hoài, còn vọng hoài nét u buồn với thời gian đã qua, tiếng của thầy như còn vọng ngân đâu đó, cho dẫu là hương bay của gió, để rồi HHH sao thấy được nỗi lòng thầy cùng tháng năm, để vầng trán thầy còn đọng lại những nếp nhăn, hai tiếng “thầy ơi” của hôm nay như tiếng gọi ngàn thu quay trở về, ở nơi miền thiên thu nào đó những người học trò của thầy ngày xưa còn mãi đứng ngóng trông, không phải như ngày nào con đò còn nằm im trên bến đỗ mà ông lái đò còn ngân nga với tiếng tiêu nhìn về nơi xa ấy… HHH đã “đi qua một thời con khôn lớn, bài học đầu đời con hiểu được thầy cô”; nhưng đến nay HHH mới hiểu… như NĐC ngày nào đã gọi thầy PNV trong tiếng vọng từ miền xa hai tiếng “Thầy ơi” vậy…
Mãi mãi bên con tiếng của thầy vang vọng
Đã xa rồi mà con ngỡ hôm qua
Bài giảng thầy như chắp cánh ước mơ
Cho con bay khỏi vùng trời cổ tích
Có những lúc lặng thầm, con ngắm:
Vầng trán thầy đọng lại những nếp nhăn...
Tuổi thơ con như những ánh trăng rằm
Sao thấy được nỗi lòng thầy cùng năm tháng!
Đã đi qua một thời và con đã lớn
Bài học đầu đời con hiểu được thầy cô
Lời giải đáp cho con không còn là ẩn số
Mà cả tấm lòng thầy quảng đại bao la.
Ở nơi xa theo hương bay của gió
Con gởi lòng mình thương kính đến thầy yêu.
Thầy Ơi...! (HànHồngHân) Cũng như những người thầy mà thôi, cái nghiệp “lái đò” cũng còn là những “cô chèo” của ngày nào mà trong đời học sinh ai ai cũng đã trải qua và nếm trải, ngày xưa lớp học còn mấy tiếng ê a trong ngôi trường làng, hay từng lớp học nào trong đời đã qua đi, những người cô giáo có đôi khi như những cánh thiên thần trải dài trong lòng người với những nét chữ, từng lời nói dịu dàng, trường làng xưa nay vẫn còn đó, vẫn mái ngói rêu xanh như đời của cô thấm đượm những nét buồn ngày hôm nay khi nhìn lại đời mình cũng thấm mùi rêu phong ấy, ngày hôm qua, mấy đứa trò cũ trở về thăm người cô giáo ngày nào, tóc cô bây giờ bạc trắng, không hiểu trắng muốt vì thời gian đã thoi đưa hay là đợt sương muối nào nhuộm cả hồn cô khi ngồi đối diện với những học trò cũ của ngày xưa nào, nhìn chúng tôi, cô ít cười và lộ vẻ tiếc nuối cho một đời con gái đưa đò, để rồi hôm nay những người con phương xa còn quay về thăm, thì cô cứ khắc khoải với những nỗi niềm: mừng vui khi những người xưa bé bỏng nay giờ đã lớn khôn, mừng cho cái nghiệp đưa khách sang sông trong những chiều về mà trang giáo án ngày xưa nay đã vàng úa, sắc màu trang vở đã đổi thay để rồi thấy những con người hôm nay vẫn còn bước đi những bước hiên ngang trên dòng đời xuôi ngược, cô nhìn lại “trang sách ngày xưa” rồi nhìn về chúng tôi, nụ cười cô không thể hé mở cho cô khi ánh mắt cô nhìn về cho những đứa học trò của ngày xưa đây rồi, đời tôi và vài người bạn đã một lần chứng kiến cảnh đối diện giữa hai thế hệ con người – một già và một lũ trẻ, nhưng sao bỗng thấy chạnh lòng thương nhớ, cô thương về cho cô với thời gian đã tàn tho những mùa xuân héo úa, cô mừng cho lũ học trò của ngày xưa bây giờ đã đổi khác, hai cái buồn và vui chúng tôi thấy như mãi hòa quyện trong nhau, cặp kính lão trên đôi mắt già nua của cô như không đủ che giấu đi nỗi buồn với niềm vui ngày chúng tôi về thăm lại người cô giáo ngày xưa…
Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô !
Nhớ Cô Giáo Trường Làng Cũ (NguyễnVănThiên)
Cũng ngày ấy, xa đi rồi, thầy và cô cũng đã vừa là người đưa kẻ chèo, cùng đi chung trên một dòng đời… hôm ấy, thầy không có nhà, nhưng cô chưa nói thì chúng tôi cứ thầm nghĩ dạo này hầu như thầy yếu lắm, nét xuân xanh trai tráng ngày xưa của thầy đã đi về nơi đâu, cũng như cô ngày xưa, nét hoa đào xuân sắc thời con gái hình như cũng một thời làm nghiêng chao… giờ đây hầu như không còn nữa, không còn “nhịp thước vang” lên để những lũ học trò xưa ấy đọc từng bài tập đọc, mà hôm nay, khi chúng tôi trở về, nét mặt cô cũng đã hiện lên nỗi u hoài, dấu buồn bởi vì dòng đời ấy, nghiệp cầm đò của “hai con người” chỉ còn lấy một – một mình như một khúc tình ca xót xa cho một thời tuổi trẻ của chính cô vậy… (đến đây, người viết bài này, không thể nói nhiều hơn nữa…)
Ngôi trường cũ nơi thị trấn cổ
Và bầy chim xanh trên cành vông đồng
Thầy giáo già nhịp cây thước gỗ
"Tiên học lễ, hậu học văn..."
Nếp tường cũ đã lâu không quét lại
Ai buộc lên nhành lựu gãy chéo khăn
Thềm giếng rêu in dấu thầy trượt ngã…..
Chúng con buồn
Quả lựu rưng rưng…
Con đường mới giờ chẳng còn dấu tích
Vũng lầy xưa nước đọng chắn ngang
Phong phanh, thầy ngược chiều mưa gió
Bắc cầu dừa cho chúng con sang
Ba mươi năm
Bầy chim xanh vồng đồng đã bay muôn nẻo
Chúng con từ tay thầy đi khắp thế gian
Vũng lầy nào cũng nhắc thầm cây cầu dừa nhân hậu
Gặp trắc trở càng thương quả lựu chín vàng
Thầy ơi
Cánh đồng tháng mười lụt lội
Chậm muộn con về dâng một nén nhang
Nhịp thước tập ngắt câu của thầy chợt vang trong ký ức
Nhịp thước dạy chúng con đối thoại với cuộc đời từ buổi học đầu tiên
Thầy (Sưu tầm)
Nhớ về thầy, nhớ về trường… cũng lại nhớ về cả những Bụi phấn của thầy ngày xưa; khúc tình ca nào đó còn ngân lên trong một điệp khúc hầu như còn muôn thưở, ngày xưa khi tôi còn ngồi trong lớp biết nhìn qua khung cửa để nghe gió xạc xào thổi những áng mây bay, có ai ngờ được từng bụi phấn đã rơi rơi theo từng cơn gió vương hoài lên tóc thầy, tóc ai đó… có ai có những chút suy tư cho người ấy của ngày xưa mà bây giờ đã xa đi, quên đi bản tình ca Bụi phấn của độ nào, ngày xưa không ai nghĩ về cho từng hạt bụi kia có ý nghĩa sầu thương như thể nào đâu, có ai đếm được những hạt bụi kia đã đi vào cõi trần tình cho đến hôm nay để cứ còn vương mãi… điệp khúc ấy trong một bản tình ca nơi sân trường mỗi khi mùa Ơn sâu lại về, thì điệp khúc bản tình ca ấy cứ mãi ngân lên, nhưng hạt bụi kia cứ còn mãi trên tóc và trên tay… đúng là “nhắc chi thêm buồn” nỗi buồn ngày hôm nay chắc cũng chưa trễ lắm, chưa tàn phai tàn tro đâu… để rồi từ một bài ca còn mãi hát lên trong nỗi tình sầu Ơn nặng, lòng ai đó có còn nghĩ suy gì ? Nay đã xa rồi yêu dấu ơi, Nhớ đến thầy cô nhớ chơi vơi… Kỷ niệm ngày xưa ai còn cứ giữ mãi, để rồi từ những vần thơ, viết về cho thầy cô cứ mãi còn đọng lại, đọng lại để nghe cho hết bản tình ca nơi sân trường… Bụi phấn – không còn là hạt bụi nào hóa kiếp trò tôi, để mai đây tôi còn nhìn bụi phấn, gió vẫn thổi, vẫn đong đưa trên từng nẻo đường về, dấu chân cho dù đã phai tàn theo ngày tháng, nhưng “hạt bụi” kia cứ mãi còn đọng lại trong tim tôi, tim ai và cả những con người ngày xưa ấy… Bản tình ca sân trường cứ mãi còn vang, vang mãi như một hành khúc của ngày xưa đến hôm nay… để rồi những vần thơ kia – của ”một người học trò vô danh” nào đó cứ còn mãi hát lên trong nhịp khúc tình sầu, lời trần tình đầu tiên như một nỗi tâm tình sâu lắng nhất, như một lời tiếc thương cho một đời sách đèn… Ngày ấy đã xa xưa, hôm nay còn đọng lại, còn lại những tâm tình, những bản tình ca, bản tình ca hôm nay như muốn nói, nói với một lời ân sâu nhất của những con người…
Còn chút gì để mà nhớ mà thương
Đừng gợi lại nhưng nỗi lòng đau khổ
Đừng gợi lại những buồn đau tủi hổ
Kỉ niệm xưa xin giữ mãi trong lòng...
---------------------------------------
Nay đã xa rồi yêu dấu ơi
Nhớ thầy cô nhớ....đến chơi vơi
Trường xưa cánh phượng ngày nao đã
Dõi theo ta để nghẹn muôn lời
Khi tôi ném bảng nằm ngang ngổn
Thầy đến bên tôi vẻ ôn tồn
Viết lên đôi chữ cười vui vẻ
Bảng cũng như ta cũng có " hồn "...!
Bụi rớt rơi trên dáng hao gầy
Phấn chì bụi phủ tóc như mây
Rớt bay hồn phấn tan từng mảnh
Rơi xuống làm thêm bạc tóc thầy
Có phải thầy đang nảy hạt mầm ?
Hạt mầm thầy chăm bón quanh năm !
Bụi thời gian cứ bay theo gió
Nào biết ngày mai sẽ thăng trầm
Rơi như lá úa nay lìa cành
Trên đường gian khổ hóa mong manh
Bục giảng ngày xưa thầy tôi đã
Giảng giải từng câu thiếu niên thành............
Có biết ngày mai sẽ ra sao
Hạt mầm thầy nảy biết là bao
Bụi trần phấn toả mau phai thắm
Nào biết ngày sau sẽ thế nào !
Rơi rơi nắng gió sương mờ ảo
Trên mái trường xưa nhạt ngói màu
Tóc người xưa cũng chen sợi bạc
Thầy đó trường đây lệ cứ trào....
Em vẫn yêu sao những điểm 10
Yêu thầy trách phạt học mà chơi
Phút giây ngày ấy như sống lại
Này tuổi thơ ngây chẳng hết lời
Làm sao để trở lại ngày xưa
Có thể ngoan hơn chẳng nghịch đùa
Nào ai không nhớ mình " hưởng " phạt
Quên những trận đòn đã từng chưa?
Ngày nay con vẫn giữ ân tình
Xưa còn non trẻ đã miệt khinh
Thầy - Cô nâng sách tay dìu dắt
Dạy dỗ thành nhân giúp nước mình
Khi em cất bước xa mái trường
Tuổi người đã đủ để vấn vương
Còn lưu luyến Bạn - Thầy - Cô mãi
Thơ thẩn dăm câu thỏa sầu thương
Bụi Phấn (không biết tác giả…)Nhắc về cô giáo cũ, không hiểu có phải chàng thi nhân “nhà SaoMai” của hôm nay không, hay là một ai khác cũng đã nhớ về cho người cô giáo của mình, trong phút chốc lặng thầm nào đó mà NguyễnVănThiên đã chọn cho mình một đề tài để mà nhớ, nhớ về cho cô… thì cũng thế, người con gái ThuýAn nào đó nơi chính dãi đất miền Trung này – giờ đây cũng đã là “một cô giáo”, người con gái ThuýAn ấy không phải là “người con của nhà SM” nhưng một thời cũng đã có những xót xa đưa lắm rồi, cũng những lần mộng mơ, cũng những chuyến đò chở nặng ân tình… để tháng ngày cứ trôi qua và hôm nay cũng làm kiếp chèo đò đưa khách sang sông, nhìn lại tuổi xuân mà tiếc nhớ sao qua đi quá vội, nhưng mái tóc thề chưa đến nỗi vàng khô… người con gái ấy cũng như ai ngày xưa, như tôi, như mọi con người ngày ấy và hôm nay còn lại, kiếp đưa đò cũng đôi khi lắm nỗi truân chuyên và đoạn trường, để bây chừ ngồi đây ôn lại cho mình một thời quá khứ đã trải dài trên con đường tiến bước – tiến để nối gót, tiến để còn xót xa, cũng như biết bao người con SM của ngày xưa. ThuýAn cũng đã từng lặng thầm theo cái nghiệp, để rồi hôm nay chính chị thốt lên: Đến bây giờ tôi mới hiểu… Đôi lúc tôi cứ nghĩ: tại sao đến bây giờ mới hiểu, như Vũ Hoàng đã từng nói trong đoản tình ca Phượng hồng: Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu… Phải chăng chị ThuýAn của hôm nay cũng đã vương từng bụi phấn, cũng đã nghe gió thổi giữa mùa phượng rơi, và cũng đã thầm như tôi hôm nay: chứng kiến cho bao lớp người con ra đi… Đi để tiếp nối, đi để viết tiếp đoạn trường trên những dòng sông, mà dòng sông ấy cứ mãi còn lững lờ… chính tôi đôi lúc cứ nghĩ: cái phiên bản của thi nhân Hạ Nguyên nào đó đang còn nơi phương trời xa thẳm nào, hình như cũng đang nói lên cho thân phận với những sầu tư, những nỗi niềm và trong mùa Ơn hôm nay, lời nói ấy không hiểu chị ThuýAn có nghĩ gì không ???
Đi nữa đoạn đường đời
Quay lại nhìn mới hiểu
Tuổi xuân đã qua rồi
Lòng nuối tiếc bâng quơ
Ôi tuổi trẻ còn đâu
Giờ bùi ngùi xúc động
Những khoảng đời thầm lặng
Dẫn dắt đàn em thơ
Các em nhỏ giờ đây
Tuổi đòi còn rạo rực
Tiếp nối tuổi cha ông
Với niềm tin hăng hái
Và rồi cũng như thế
Tuổi trẻ sẽ trôi qua
Qui luật cứ diễn ra
Tiếp nối rồi tiếp nối
THẦM LẶNG (thuyan) Có lẽ trong những ngày hôm nay, giống như những ngày qua chúng tôi cũng đã còn trở về sau những chuỗi ngày còn rong ruỗi, còn bôn ba, hôm nay là lần thứ 28, như hai mươi tám với những mùa qua đi… nhưng từ những nhịp thước vang, tiếng phấn bảng, hạt bụi rơi, những cơn gió mùa thu bay về, cho dẫu có tàn phai trong cõi nào đi nữa… thì mùa Tôn Sư trọng đạo cũng đã nói lên biết bao điều mình muốn nói, lời nói như gió thoảng rồi qua đi; nhưng hạt bụi – dấu hằn đời vẫn còn mãi vương trên tóc thầy và tóc ai, người cô giáo đầu tiên nào trong đời của mỗi con người chúng tôi hôm nay, xin một lần tri ân với tất cả tấm chân tình Ơn sâu Nghĩa nặng, những người thầy đã đi qua trong chúng tôi những bài học, xin cúi đầu nghiêng mình với niềm tâm kính sâu xa, xin gửi lại nén hương lòng ở trong mỗi con người học trò ngày xưa ấy, một niềm tri ân vô hạn và không bao giờ quên, cho dù cuối chân mây hay góc biển nào, cho dù chốn phồn hoa đô hội hay chốn đèo cao mịt mù – những người con học trò của ngày xưa cũng xin kính gửi về những người thầy, cô giáo những lời tri ân sâu nặng nhất, tốt đẹp nhất tự đáy lòng của những người trò đang bước đi trên đường đời hôm nay
……………………………….
Với chân trời hồng ước mơ vẫy gọi
Chúng em là diều xanh luôn khát khao trời rộng
cô neo đậu cánh diều vào dây chắc tin yêu
Mãi mãi trong tim em ấp ủ bao điều...
Có thể ngày mai em sẽ chẳng làm thơ
Và sẽ viết những câu văn rất vội
Nhưng em sẽ không bao giờ, không bao giờ quên nổi
Những tháng ngày tươi đẹp của hôm nay...
Gửi Cô... (Không biết tác giả…)Lại một mùa ƠN, mùa nặng sâu nghĩa tình, những con người hôm nay đã tung bay biết bao nhiêu nẻo chân mây còn mãi xa thẳm, biết bao nhiêu cõi nghìn trùng muôn nơi, có những thầy, cô giáo đã không còn nhìn lại được những nét mặt của người trò thân thương ngây dại ngày xưa nữa, không còn nhìn thấy bóng hoàng hôn hay chiều tà nữa, một mùa sao đi qua như những mùa sao khác đã về. Chúng tôi cứ còn mãi cúi đầu và đi vào lặng lẽ của cuộc đời, lời thầy cô ngày xưa hình như cứ còn mãi vang vọng bên tai trong suốt cuộc hải hành, dù mưa giông bão tố, dù phong ba gió ngàn, nhưng những người thầy, cô giáo đã từng dẫn dắt và đi qua trong đời vẫn còn đọng lại trong chúng tôi những u hoài, lại cũng một mùa, không còn là những mùa hoa xưa kia còn trong tiếng cười nói, không còn là những chút trao ân tình, không phải là những mùa hoa phượng cứ mãi còn reo vang và vẫy gọi trong nắng gió, hầu như cũng không còn chút thổn thức và ray rứt nào nữa, mà mùa hôm nay, chúng tôi không biết phải dùng từ nào cho trọn nghĩa thâm sâu ân tình… Nhưng lời thầy ngày xưa nào đó cứ vang vọng hoài trong những nỗi niềm tâm thức, đến bây giờ chúng tôi vẫn còn nghe rõ: “Trọng Thầy mới được làm thầy” tình ân sâu nghĩa nặng đó có thể sánh sao bằng công lao trời biển của một đời mẹ cha, lớn lên theo năm tháng với sự nuôi nấng của đấng sinh thành, trở nên người thì cũng với những người thầy cô giáo… Ngày hôm nay đã có những “con người cũng như những người con đã ra đi” cũng có những người còn ngồi lại trên cõi đời này, nhưng hình như ai cũng muốn đi .....vào một chốn viễn du nào đó, thâm sâu nào đó để nhìn lại và còn thấy hết ý nghĩa của những công việc mình đã làm – một đời dạy dỗ – một đời với sách đèn… kinh điển và thánh hiền hôm nay vẫn còn hiện rõ trên từng khuôn mặt của mỗi con người chúng tôi, anh cũng như chị hoặc cả những người em, cho dẫu dưới bất cứ một ngôi trường nào đi nữa thì con người vẫn chỉ là con người – điều quan trọng là sự hình thành nhân bản trong mỗi con người học trò ngày xưa và con người của chúng ta đang tự tin bước đi trên đường đời hôm nay; âu! đó chính là một lẽ sống…
Con đứng nhìn dòng sông trôi êm
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược
Thấp thoáng chao nghiêng...
Khiến con chạnh nhớ về Người
Và câu chuyện năm xưa...
Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con muốn hiểu, thầy ơi - người đưa đò vĩ đại
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương…
Nghĩ Về Thầy (Không biết tác giả…)_______________________________
Nguyễn Ngọc HảiNhớ về mùa Trọng Ơn lần thứ 28…
_______________________________