Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Từ những bản nhạc.

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyen N
Khách viếng thăm




Từ những bản nhạc. Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ những bản nhạc.   Từ những bản nhạc. Icon_minitime15/4/2011, 7:27 pm

Từ những bản nhạc…

Đêm nay – tôi đi đến một đám ma gần nhà để thăm lần cuối cho một người đã trở thành người thiên cổ… Nếu đám ma này như những đám ma khác một cách bình thường thì không có gì đáng nói, nhưng mới vừa ngày hôm qua tôi vừa viết xong bài Gánh hàng rong… Hôm nay tôi đã cảm nhận thêm được một đề tài nữa nói về cho những con người – những con người vừa mới nằm xuống, những con người lần lượt ra đi để về với thiên cổ, dẫu biết rằng: ai cũng phải có một lần, chỉ một lần thôi, nhưng số kiếp của những con người khi “bước qua cánh cửa thế giới bên kia” chắc hẵn sẽ có những hòan cảnh khác nhau, sẽ có những nỗi niềm khác nhau…
Từ những bản nhạc. Images38-1
Hôm nay – vừa mới ngày hôm qua, Gánh hàng rong của tôi cũng vừa ngồi nghỉ bên vệ đường trần ai này, lại phải chứng kiến một cảnh nằm xuống của một người già, đúng là ông đã bảy mươi tuổi rồi, cái tuổi thất thập cổ lai hy – bảy mươi chưa thể qua nổi, thông thường đến những đám ma tôi và những người kia hay ngồi lâu lắm, thậm chí có những lúc ngồi thâu đêm suốt sáng để chuyện trò và bàn tán sự đời bạt bẽo của những số phận con người, qua những chén ly bôi kia – mọi ngõ ngách của những khía cạnh cuộc đời – tất cả đều cùng đi về một phía – đường về La Mã, khác hẵn với những đám ma trước kia, cũng thâu đêm, nhưng khuya hôm nay, tôi mới vừa xong bài Gánh hàng rong… thì chợt nhiên ban nhạc lại chơi (chỉ hòa tấu thôi) bản: Hàn Mạc Tử, đối với những đám ma ở miền quê heo hút này, ban nhạc đám được gia chủ mời đến chơi để cho hương hồn kia nghe lại lần cuối cùng trước khi “ăn cháo lú” lót dạ trên đường về với cõi nghìn thu….

Tôi còn nhớ những câu thơ “bán trăng” của thầy Trí mà tôi đã mở đầu cho bài viết mới vừa qua, thay vì như những người mẹ già đã tần tảo trên các nẻo đường – ai mua chè hôông, ai bán ve chai hôông, ai mua…. hôông……. Nhưng ở đây thì lại khác, tôi chỉ mượn mấy câu thơ của thầy Trí để Thay lời tôi muốn nói: Có ai bán ký ức ngày xưa hôông !...!...!.... nhưng tôi đã không rao lên, không cất lên tiếng rao lãnh lót, mà chỉ im lặng gánh hàng đi trên cõi đường trần…. Đêm nay trời đã về khuya lắm rồi ít ai còn ở lại với con người quá cố kia, ban nhạc đám chợt vô tình chơi lên bản nhạc Hàn Mạc Tử - trong tiếng đàn hạ uy cầm não nề, bản nhạc vang lên giữa đêm khuya nghe sao mà lảnh lót và xót xa đến thế, tiếng đàn như réo rắt và con vang mãi, ai cũng ngồi đây mà im lặng trong những ly rượu sầu đắng, trời về khuya sương xuống càng lành lạnh, với tiếng nhạc nghe thật thê lương và nhiều cay đắng, chợt nhiên tôi nghĩ lại: mới hôm kia đây thôi, một hồi ức của tôi viết về cho thầy Trí qua những vần thơ còn nhiều xót xa, gió hây hây từ Ghềnh Ráng Quy Hòa như muốn thổi về tận cho đêm nay tại chốn núi rừng thâm u này, cũng với bản nhạc đó, ngày xưa khi bọn tôi đứng bên mộ Hàn Mạc Tử ở tận Quy Nhơn mà nghe gió biển và sóng vỗ bờ… thì ngay đêm nay, một con người quá cố, sương đêm xuống lành lạnh, lại nghe trong tiếng đàn ai oán kia cất lên để nhớ về cho thầy Trí năm xưa… Mộng Cầm hỡi, thôi đừng thương tiếc- tủi cho nhau mà thôi, tình đã lỡ xin một câu hứa kiếp sau ta trọn đôi… Thế thì tại sao người đời không nhắc đến cho Thương Thương, Mai Đình hoặc Thu Cúc nhỉ, sương lạnh bay về, màn đêm u tịch, tiếng chim đêm, tiếng đàn ai oán kia như mãi réo rắt với thời gian này làm cho người đã nằm xuống kia chắc cũng phải nhỏ lệ sầu cho nghìn thu, tiếng đàn hạ uy cầm ấy nghe sao mà cay đắng quá, xót xa quá, mọi người trong bàn chỉ biết ngồi im lặng, ngưng lại tất cả, ngưng uống đến phiên ai kia… để chìm đắm vào trong tiếng đàn lãnh lót và ma quái, nghe thấu nỗi xót xa nhân tình – khi còn sống, người quá cố kia là một con người cũng hay lãng mạn lắm đấy, đã mấy lần ông ta mời tôi đi chung vui với ông, rồi hát KaraOke… cuộc đời ông đủ thứ ăn chơi, nhưng vì học ít chưa hiểu thơ văn là cái gì, chỉ biết ngồi nghiền ngẫm sự đời, ăn nhậu… thế mà hôm nay, sau một biến cố tai nạn, ông đã giã từ tất cả, bỏ lại bạn bè, vợ con, cháu chắt, bỏ lại cả những đêm dài ăn chơi, bỏ lại số bạn già tri kỷ của ông để âm thầm ra đi….

Nếu với một bản nhạc Hàn Mạc Tử thôi, thì có lẽ cũng không có gì đáng nói, nhưng sau đó, ban nhạc kia lại còn chơi thêm bản Tình Cha – cũng nghe não nề bi ai, chợt nhiên làm tăng thêm những dòng suy nghĩ của tôi thêm tột độ, đêm khuya, khi tất cả đã yên giấc… trong nhà đám chỉ còn một số người ngồi với tang gia lần cuối cùng, còn lại khoảng độ chưa đến hai chục người, nhưng sao nghe gió lạnh từ những đám sương đêm bay về, cũng với tiếng hạ uy cầm đó, cũng với những con người già kia, lại réo rắt qua bản Tình Cha – tôi lại nghĩ về cho những người cha, tất cả mọi người cha – trong đó hình ảnh của Cha Cố Vũ Như Hùynh lại hiện về trong tâm trí của tôi, chỉ với những điệu nhạc thôi, lại thêm những não nề nữa, xót xa nữa, ít khi tại những đám tang mà tôi đã tham dự, không hiểu sao, đêm nay tôi lại có những tâm tư trong chính mình đến như thế - hay là mình mới viết xong bài Gánh hàng rong… chăng? Có khi là thế!

Tiếng nhạc vẫn vang lên, não nề và xót xa, một con người vừa nằm xuống, bạn bè mới hồi nãy đây thôi – đông đúc, ồn ào và náo nhiệt, nhưng đến giờ ngọ nữa khuya này chỉ còn lại bao nhiêu, hình ảnh những chiếc khăn tang còn qua lại nơi quan tài, như còn muốn nhìn cho người quá cố với những giọt lệ cuối cùng, bản Tình Cha cứ réo rắt vang lên mãi, đêm khuya thanh vắng, điệu nhạc slow trầm lắng mà thật buồn, với tiếng đàn hạ uy cầm như ai oán, những đứa con kia một đời chưa trả xong chữ hiếu, chưa dâng cho cha già một chén nước, chưa nấu nỗi cho cha một chén cháo khi bệnh hoạn, để giờ này than vãn và khóc thương, những giọt lệ đau đớn cho những người con chưa làm hết trách nhiệm làm con của mình, mà giờ đây người cha đã “nằm xuống” lấy đâu mà làm tròn được chữ hiếu, lấy ai mà dâng chén trà…..
Còn chúng tôi đây!
Một đời được thọ giáo với hai người Cha, Cha đã dựng nên “một ngôi nhà”, chan chứa những tình thương, nhưng thế rồi lần lượt những người con cứ âm thầm ra đi, không quay trở về, để người Cha đứng trên bậc thềm ngày nào nhìn về cho những đứa con. Lời Cha đứng dưới bậc thềm cờ vào mỗi sáng thứ hai nhìn đám con cái và dặn dò, nhưng tiếc thay có đứa không nghe… khổ quá đi mất, một đời làm Cha, với chiếc áo đen dài trong nắng sân trường, Cha vẫn còn theo dõi những đứa con từng trang sách, nét chữ, chữ thằng này đẹp, chữ đứa kia xấu, cố gắng đi nghe con, để rồi hôm nay tôi đang ngồi chơi lần cuối tiễn đưa cho một hương hồn, nhưng tiếc thay – ngày Cha mất, con không thể đến bên Cha để khóc cho Cha một giọt nước mắt, chưa thắp cho Cha một nén nhang, giờ phút Cha xuống miền đất khách bên kia, thì bên này chúng con chỉ biết ngậm ngùi trong tiếc nuối, ân hận cả một đời… giờ đây chỉ biết Xin Thiên Chúa nhân từ dẫn dắt cho Linh hồn Giuse và Anton về với Chúa – một đời tận hiến, một đời hy sinh, con đã thấy trên vai Cha mang lấy một khổ giá, nhưng Cha vẫn vui vẻ nhìn về cho đàn con SaoMai của Cha – ngày xưa trên đường lên núi Sọ, Đức Giêsu còn nhìn lại cho dân chúng thành Giêrusalem đang than khóc… thì ngày hôm qua, với khổ giá trên đôi vai, Cha vẫn còn nhìn về cho đàn con còn vang tiếng ê a và còn nói: hãy cố gắng lên nghe các con….

Bản Tình Cha vừa từ từ dứt hẵn, thì lại tiếp sang bài Lòng Mẹ của Y Vân, đời người vẫn thế, ai cũng phải có cha và có mẹ, ai cũng phải chịu với cảnh âm dương, và ai cũng phải chịu với phong ba nghìn trùng, với hai bản nhạc vừa qua, những dư âm tiếc thương như còn vương vấn và đọng lại đâu đây, chưa cảm nghĩ xong – thì lại vang lên bài Lòng mẹ, nối tiếp rồi nối tiếp, mọi người cứ để cho những ly rượu lạnh lùng trong màn sương đêm u tịch này để cùng nhau thả hồn về với cõi thiên thai nào trong những bản nhạc, chính người quá cố nằm xuống kia khi còn sống – ông cũng đã rất thích những bản nhạc như thế, nhớ mỗi lần trong những tuần rượu vui say gần như thâu đêm – ông ta cứ mãi mê hát, hát say sưa, với cái giọng gần tuổi bảy mươi mà ông vẫn còn một chút gì yêu đời và còn say đắm nữa là khác, già mà còn nói chuyện gái trai…. Hát với những khúc ca tiền chiến, rượu vào – lời ra, giành nhau mà nói, nói không thôi, ông đã kể về thời trai trẻ của ông, ăn chơi và tứ đổ tường – từ Quảng Nam vào đến miền Đông Nam bộ, ông tự coi mình là một dân chơi có tầm cỡ… thế rồi một chuyện xui xẻo, ông đã từ giã đi cuộc đời này, bỏ lại bạn bè, vợ con và cháu chắt… ban nhạc đám đang chơi bài Lòng mẹ kia như muốn nhắc nhở cho chính ông, và cả những bạn bè còn sống ngồi đây: Hãy nhớ về cho những người cha, người mẹ luôn một đời tận tụy vì con cái, có những người mẹ suốt cuộc đời phải một nắng hai sương để lo lắng cho đàn con lũ cháu, có những người mẹ sớm hôm tảo tần để cho con ăn học nên người, đến đây, tôi lại nhớ về cho một người mẹ - đó là mẹ SaoMai của tôi – của tất cả bạn bè, người mẹ già vẫn còn rong ruỗi một đời với nắng sương, nhưng mẹ Sao Mai vẫn phơi mình trong nắng gió bão bùng, để che chở cho một đàn con khi xong bài này đến bài học khác, xong khóa này đến khóa khác, để rồi mẹ SaoMai phải tủi buồn nhìn cho từng đàn con lần lượt ra đi về cõi xa tít mù khơi nào, cho dẫu mẹ trần gian còn chịu nhiều đắng cay muôn phần, cho dù có thức thâu đêm để lo cho đàn con – nhưng có lẽ cũng chưa bằng người mẹ SaoMai của chúng mình vẫn ngày đêm phơi mình trong nắng gió, vẫn lầm lũi trong màn sương đêm, vẫn chịu cảnh nắng mưa bão bùng để che chở cho đàn con SaoMai ngày hôm nay được nên người….

- Thôi dô đi chứ, ngồi đó mà ngây người ra…
- Dô thì dô……
Trong đêm thanh vắng này, sương vẫn ùa về nghe thấy lành lạnh cả người, không phải như ngày xưa cả bọn ngồi nhậu ở nhà hàng sang trọng mà nghe ca sĩ trẻ đẹp ca những bài ca nhún nhảy, có những tiếng ồn ào, khung cảnh có vẻ sang trọng và thư thái… nhưng hôm nay, đêm nay thì lại khác, tôi ngồi nghe nhạc của nhà đám ma mà nghe lòng mình thât xốn xao – một niềm xốn xao khó tả, chợt nhiên tôi nhớ về cho ngày hôm qua đây thôi: vừa mới đặt gánh hàng rong xuống đất – nay đã có người phải ra đi, tiếng nhạc hôm nay không như tiếng nhạc kích động của nhà hàng Maxim’s ở Saigon năm xưa, không ánh đèn màu nhấp nháy…. Mà hôm nay tôi vừa đặt quang gánh xuống để ngồi nghỉ giữa cơn bụi đường trần thì lại một người đã phải ra đi, tiếng nhạc hôm nay khác hẵn: não nề, xót xa và cay đắng, ngồi dưới này mà ai ai cũng nghe cõi lòng mình đau đớn và buồn thảm, chỉ với cây đàn hạ uy cầm, và tiếng nhạc đệm của cây guitare và một cây organ, không có điệu múa nhún nhảy ẻo lã, mà tiếng nhạc hôm nay là những bài nhạc lần cuối cho người lãng tử quá cố, tiếng nhạc còn đầy dẫy những giọt nước mắt khóc than của những người thân – khác hẵn – khác với cõi lòng của hai hình ảnh ăn chơi và buồn thảm, khác với sự phung phí và xót thương. Những giờ phút này, con người ta có lẽ mới cảm nhận được thế nào là một đời người….

Riêng tôi (và mấy người bạn già kia) cũng thế, đều là bạn của con người đã nằm xuống kia, vẫn biết xót xa, vẫn biết buồn và cũng có nhiều suy nghĩ… Hôm nay chỉ với ba bản nhạc thường tình trên cõi đời này, con người ta – kể cả những ca sĩ – hát thì vẫn hát, nếu có một ai đem hết tâm tư mình vào bản nhạc thì đó là một hồn nhạc còn nhiều đắm say, nhưng chính ngay giờ phút này, đêm nay đây, một đám ma của một con người vừa nằm xuống… thì những bản nhạc vừa rồi càng làm cho người ta thấy thấm thía biết là dường nào về cho sự đời hôm nay… Hàn Mạc Tử, Tình Cha và Lòng Mẹ, nếu ai đó cảm nhận được trong những cảnh như thế này, mới thấy hết được ý nghĩa của những lời ca còn trầm lắng… trong màn sương đêm thanh tịnh này, bên những ly rượu cuộc sống này, chắc có lẽ ai ai cũng cảm nhận được nỗi thấm thía về cho đời mình là thế nào. Theo thiển ý của tôi – đó cũng là một triết lý – cái triết lý không có sân si, một triết lý của ý nghĩa cái bản ngã trong cõi tâm tư của mỗi con người mà ai cũng có thể thấy được… Một Hàn Mạc Tử đã đem trăng đi rao bán, một Tình Cha một đời vì con, một Lòng Mẹ của kiếp làm người phải trả cho kiếp luân hồi còn lưu đày rong ruỗi, tất cả đều là một triết lý, một nghệ thuật sống, cũng có thể nói là một chân lý rất vĩnh hằng mà mỗi số phận con người cần phải có, chính tôi hoặc những người bạn già ngôi đây hôm nay cũng thế thôi – một đời lầm lũi, một kiếp người rồi cũng về đường La Mã cả… Chúa cũng như Phật – cũng sẽ thấu suốt tận tim can của mỗi con người trên trần thế này, thế là hết, hết một đời ăn chơi của một con người, ly rượu đêm nay, chúng tôi cùng uống để tiễn đưa cho một vong linh vừa mới thoát tục để về với vĩnh hằng, lần cuối, không giống như những ngày qua, ăn nhậu và còn sung sướng, la hét, KaraOke, mà ly rượu hôm nay chúng tôi cùng uống để nhìn về cho ông vừa nằm nghỉ, cũng có tiếng nhạc, nhưng sầu đau với những giọt nước mắt khóc than thương tiếc, tiếng nhạc lần cuối cùng để cho hương hồn ông còn nghe - rồi ngày mai khi bước vào lòng đất lạnh ngàn đời, ông sẽ không còn nghe rõ gì nữa, và cũng chính lúc ấy, cũng vào mỗi đêm như thế này, hồn ma của ông sẽ bay vất vưởng trên sân nghĩa trang buồn và lạnh giá ông sẽ hát lên trong tiếng hú của hồn ma vẫn còn tiếc thương cho một sự đời nhiều bạt bẽo…..

Đêm đã khuya – sương xuống lạnh, vẫn còn tiếng nhạc hạ uy cầm than khóc não nề, vẫn còn tiếng nức nở nghẹn ngào của những người con gái của ông, sự thinh lặng của chúng tôi, tiếng côn trùng vẫn nỉ non, chén ly tan đã nhạt dần không ai còn muốn uống, hình như tất cả nhìn về phía quan tài nằm bất động để nhớ về cho một thời ăn chơi của ông, nhớ về cho một kiếp người đến hôm nay xin được gọi là tận số… Âu đó cũng là số kiếp………

Từ những bản nhạc. Images36
NguyenNgocHai.
Về Đầu Trang Go down
 
Từ những bản nhạc.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những Điều Muốn Nhớ, Những Đều Muốn Quên
» Nhớ về Thầy qua những vần thơ
» Từ bản nhạc: Phượng hồng...
» Kính trao tặng Forum nhạc phẩm Phố đêm...
» Kính mừng Đại Lễ Phục sinh 2011

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: Bạn Đọc Viết-
Chuyển đến