Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Ngày xưa - Ải Nam Quan.

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyen Ngoc Hai




Tổng số bài gửi : 96
Points : 270
Join date : 13/04/2011

Ngày xưa - Ải Nam Quan. Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày xưa - Ải Nam Quan.   Ngày xưa - Ải Nam Quan. Icon_minitime18/9/2015, 12:12 am

Ngày xưa - Ải Nam Quan.


Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: "Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có"Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Theo "Ðịa dư các tỉnh Bắc Kỳ" của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): "Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km."

Các bức ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu - Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14027613698_9d39cc429e_o
Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 - trang Ecpad)
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14211856042_c11baeb4d1_o
Hình 2: Ga Đồng Đăng, ga cuối trên biên giới của tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội - Vân Nam. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906).


Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14221963745_6a497c1571_o
Hình 3: Một trong những bức ảnh của tạp chí LIFE về Việt Nam thời thuộc Pháp. Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến Nam Quan là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14218658811_e3553c0742_o
Hình 4: Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa qua cửa Nam Quan

(Hình 5: Ảỉ Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng)

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14243099693_453e747151_o
Hình 6: Đường lên biên giới Việt - Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co, gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14191120176_608dbd81c5_o
Hình 7: Cùng một góc chụp với bức trước

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219632222_fd4e23f9bf_o
Hình 8: Đồng Đăng - Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Ải Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035339129_954a1723cb_o
Hình 9: Đồn Pháp nhìn từ Ải Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 13981195419_7750fabc7c_o
Hình 10: Một bức trong loạt bưu ảnh "Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ" - Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn biên giới Trung quốc và lô cốt Pháp

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035445607_53124cd9d6_o
Hình 11: Hình chụp từ cao điểm thấy rất rõ hai cửa quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219659862_1d52161bbc_o
Hình 12: Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn, hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi biến động.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 13851143924_2f90a4e06c_o
Hình 13: Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ ba tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219618491_80e7ee4b96_o
Hình 14: Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219789852_030aa95af6_o
Hình 15: Hướng chụp từ trên điểm cao cho thấy giữa hai cửa quan là một vùng đệm. Bưu ảnh gửi đi ngày 6.03.1907

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035545330_f9a808f22b_o
Phụ ảnh với chú thích của người sử dụng

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14222151105_1dd19fa729_o
Hình 16: Vị trí chụp từ đường đi.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035567968_9a648ac8d4_o
Hình 17: Việc ghi thời điểm chụp bức ảnh này là ngày 2 tháng 8 năm 1940 như phụ ảnh dưới hoàn toàn không có cơ sở. Đến cuối năm 1906 cửa quan của Trung Hoa chỉ còn một mái lầu (xem hình 2...6), nhưng trong bức ảnh này ta vẫn thấy rõ hai mái lầu giống như các bức ảnh chụp trước đó.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14242394963_6517b3ee27_o
Hình phụ: có thể suy luận ngày 02 tháng 8 năm 1940 là ngày đăng bức ảnh này trêm một tài liệu (báo) nào đó, chứ không phải ngày chụp.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219012861_db82e1511b_o
Hình 18: Khoảng cách từ phía người chụp rút ngắn lại

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035737457_879daa4042_o
Phụ ảnh: Bức tô mầu hình 16

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219957282_8918a2d256_o
Hình 19: Một bức bưu thiếp rất đẹp và có giá trị bởi dòng lưu bút của người sử dụng cho biết vị trí Ải Nam Quan cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 17 km, được tu sửa vào năm 1908...

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14199166296_c4fcccf5eb_o
Hình 20: Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước Ải Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14222113924_cf8d15d8cd_o
Hình 21: Cận cảnh

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035708880_c4c2ebb74e_o
Hình 22: Hoạt động bang giao diễn ra nơi cửa khẩu có vẻ rất hòa hảo. Còn nhớ sau Công ước Thiên Tân 1885, người Pháp đã xúc tiến một dụ án rất tham vọng: xây dựng mạng lưới đường sắt từ phần lãnh thổ Đông Dương sang Vân Nam. Tuyến đường này khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 1910.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14242494783_35c0f1ee61_o
Hình 23: Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, cũng như bức bình phong chắn ngang phía Trấn Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219958722_fbf582fd81_o)
Hình 24: Đây là một bức ảnh gây tranh cãi bởi sự khác biệt trong hình dáng của Ải Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14035682148_7f8b6ddf69_o
Hình 25: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống ngôi miếu (ở hình số 15 ta đã có thể nhìn thấy nó).

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14044549597_6c2d557cc7_o
Hình 26: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Phía sau cửa quan Trung Hoa có một bức bình phong

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14222719195_6454ec1bef_o
Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14199568676_55b7bf80de_o
Hình 27: Viên quan nhà Thanh phụ trách Trấn Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14222715464_5cc9e04b38_o
Hình 28: Một viên quan nhà Thanh chỉ huy quân đội trấn giữ cửa ải

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14199774786_8802725f1d_o
Hình 29: Viên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036139067_cbeec6c7e8_o
Hình 30: Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang. Trong kiến trúc cổ, theo quan niệm phong thủy, bình phong có tác dụng khắc phục, hạn chế những yếu tố xấu, phát huy những yếu tố tốt về phong thuỷ. Bức bình phong chắn sự dòm ngó từ ngoài vào. 

Hoạt động ngoại giao nơi này diễn ra sôi động với chương trình khảo sát, hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. Có thể phân biệt được quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh. Hãy chú ý đến cụm nhà ngói có tường bao ở góc trái bức ảnh.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036107090_9f9500fd96_o
Hình 31: Bức ảnh có dòng lưu bút đề ngày 9.08.1907. Các quan chức Pháp - Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14027612069_b54cb2d004_o
Hình 32: Những đứa trẻ Trung Hoa trên cửa ải. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906)

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14220362582_2dd7b3a6bd_o
Hình 33: Thời gian trôi qua thể hiện qua chiều cao cây cối. Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan can. Có thể cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan năm 1907 của Tôn Trung Sơn đã làm thay đổi diện mạo của cửa quan này.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036051000_176e67119b_o
Hình phụ: Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công) và Đền Chiêu Trung. 

Năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 văn phòng được xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp, nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu”. Công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông tin không rõ ràng, có phần mâu thuẫn về niên đại lịch sử khiến Pháp Quốc Lầu có một lai lịch mờ ám (Đọc thêm tại đây)

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036301817_f0c5a5634c_o
Hình 34: Trấn Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại khá lớn.

Hình 35: Toàn cảnh Trấn Nam Quan bên phía Trung Hoa. Ngôi làng trong thung lũng nằm hai bên con đường nhỏ, phía trước là khu doanh trại. Cuối con đường chính dẫn về phía Trấn Nam Quan vẫn thấy cụm nhà nơi đặt văn phòng quản lý biên giới Pháp - Trung. Thời điểm này văn phòng chưa được xây lại thành toà nhà 2 tầng mà người ta quen gọi là Lầu Pháp Quốc.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14222823045_4254a550c5_o
Phụ ảnh: Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày 19.04.1911

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036241427_7881f0943e_o
Hình 36: Ngôi làng Trung Hoa ở Nam Quan (trong khung mầu vàng của phụ ảnh 34). Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh trại hoặc khu gia binh

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14214102084_4cc5124588_o
Hình 37: Ngôi làng nhìn từ điểm cao

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14219516881_4397a5821a_o
Hình 38: Xử trảm một người Hoa tại khu vực Ải Nam Quan

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14044491119_486d4208fd_o
Hình 39: Một lễ hội người Hoa ở Lang Cang Tchap gần Ải Nam Quan
Xen vào loạt ảnh của Union Commerciale Indochinois, chụp cùng một thời gian, đánh số từ 228 đến 233, miêu tả con đường từ Ải Nam Quan sang Long Châu, là những bức ảnh của vợ chồng Imbert Edgard chụp cuối 1906

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14027651540_28ba580c8a_o
Vợ chồng Imbert được những người Trung Hoa đưa tới ngôi làng Loc Kan Thiap.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14243038343_53f3486386_o
233. Đường đi Long Châu chạy qua khu vực những đồi cỏ

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036251250_f380ec6d48_o
232. Phong cảnh đường đi Long Châu

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036208428_e301fa2164_o
229. Một dinh thự trên đường đi Long Châu. Không rõ Loc Hang Thiap là địa danh gì?

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14027612858_691c18b7b9_o
Vợ chồng Imbert chụp ảnh trước dinh thự của chỉ huy tên Sen ở Loc Hang Thiap

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14027651200_eb73c0f8cb_o
Cùng người đồng hương và chủ nhà Trung Hoa đến thăm một nhà hát ở Loc Hang Thiap

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14199712866_5b11c46763_o
228. Những ngôi miếu....

Hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Bấm vào đây để bắt đầu hành trình thời hiện tại.

Ngày xưa - Ải Nam Quan. 14036271538_fabd8ea56b_o
(Anh 5)

.
Về Đầu Trang Go down
 
Ngày xưa - Ải Nam Quan.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đèn Kéo Quân
» Hướng Dẫn Làm ĐÈN KÉO QUÂN
» HƯỚNG DẪN LÀM LỒNG ĐÈN KÉO QUÂN
» 4 mẹo bảo quản vitamin C trong rau, quả
» 35 năm - ngày ấy bây giờ...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: Bổ Túc Kiến Thức-
Chuyển đến