Nguyen Ngoc Hai
Tổng số bài gửi : 96 Points : 270 Join date : 13/04/2011
| Tiêu đề: NguyenThiAnhTuyet – Còn mãi những áo trắng thơ ngây… 12/5/2015, 8:17 am | |
| Một thoáng cảm nhận về cho thi nữ NguyễnThịÁnhTuyết... NguyenThiAnhTuyet – Còn mãi những áo trắng thơ ngây… Có lẽ ai ai cũng đã từng trải qua trong đời với một lần mang nặng những tâm tình của một thời áo trắng, áo trắng thơ ngây của lứa tuổi học trò, áo trắng trinh nguyên của một thời nữ sinh mà những dấu hồn tình thơ sao cứ mãi vấn vương cho chút nào để nặng lòng như thế ! Với chị thi nữ ÁnhTuyết mà hôm nay chúng tôi được mạn phép đề cập sau khi chúng tôi cũng đã được sự chấp thuận và cho phép của thi nữ ÁnhTuyết qua một cuộc trò chuyện…
" /> Thi nữ Nguyễn Thị Ánh Tuyết...
Nếu nói về cho lòng người – đã trót mang trong mình một thời áo trắng trên sân trường để rồi hôm nay, có lẽ cái ánh nắng của chị Thi nữ ÁnhTuyết nếu đã phải chiếu bạc màu, thì hình như những ký ức của một thời học trò chắc dẫu cũng đã tàn phai ??? Cái tàn phai của thi nữ ở đây có thể cũng làm cho chúng tôi nhận thấy cái quãng thời gian cứ còn mãi đong đưa với những con người mà hôm nay nhìn lại thì đã bạc đi áo trắng trong sương chiều, và đôi khi hồn ai cứ ngơ ngẫn và chìm khuất trong khói mờ lam sương !!!! – cho đến hôm nay đã biết bao nhiêu loạt bài mà chúng tôi cũng đã viết về cho thời áo trắng của chúng tôi, buồn có, vui có, cái thời mà một khi chúng tôi cũng đã ngồi trên ghế nhà trường – cho đến khi chúng tôi cũng lại được vinh dự đứng trên bục giảng – để rồi cái ngày – khi chúng tôi cũng đã bước chân buồn lặng lẽ ra khỏi cánh cổng nhà trường – mà trong bài viết: Còn mãi những hè sang – cũng đã có đoạn:
Ngày đầu tiên khi tôi còn ngỡ ngàng bước lên bục giảng ở một ngôi trường làng bé nhỏ và thân thương ấy – làm sao quên được – ngày mồng 7 tháng 9 năm 1990 ở trường PTCS Xuân Hòa.. đám học trò nháo nhác nhìn “ông thầy” hình như có vẻ phát khiếp ấy… để rồi cứ mãi rụt rè và im phăng phắc… Tôi nhớ lại vào năm 1965 gì đó – tại lớp Đệ Thất 3, giờ Anh văn của Giáo sư Cần khi bước vào lớp với một “bộ râu ngầu đời” và một vẻ mặt thật khủng khiếp với những ngày đầu bước lên cấp Trung học – ôi chao ngỡ như là một thế giới xa lạ và kinh khủng lắm ?! Nhưng rồi cái gì đến nó đến và cái gì qua đi nó cũng qua…
Ngày hôm nay nhân mùa khai trường của năm học 2010-11 thì bản thân tôi cũng đã ra đi, như ngày nào của mùa hè 1972 tôi cũng đã ra đi chưa nói lời từ biệt, thì ngày hôm nay cũng như thế, ngày ra đi hình như tôi cũng chưa nói lên nổi câu tạ từ với mái trường thân yêu mà hầu như gần hết phần đời tôi đã gắn bó, ngồi nhìn lại biết bao nhiêu cảm xúc mà tôi chưa thể nói, nếu 20 mùa hè qua đi kể từ ngày 07/09/1990 cho đến nay thì biết bao nhiêu người học trò lớn nhỏ cũng đã lần lượt ra đi như chính tôi ngày xưa… Từ đó biết bao nhiêu hình ảnh và “sự cống hiến” cho một đời giáo dục mà mình “đã nguyện đem hết tâm huyết” ra để truyền đạt lại cho những người học trò của tôi; trên bục giảng từ một ngôi trường làng nhỏ bé mà mình đã hình thành từ một trong hai ước mơ từ khi chính mình còn trên ghế nhà trường ngày xưa ấy…
Có lẽ đến bây giờ kể ra thì cũng nhiều lắm, và hầu như không thể kể hết bao nhiêu sự dày công và tâm sức bỏ ra để “làm tròn trách nhiệm cùa một người thầy” như chính những người thầy của mình ngày xưa…nhưng thôi, thế là một đời giờ đây cũng đã qua đi, và rồi cũng sẽ vùi dần vào quên lãng của quá khứ và nghìn thu mà thôi, nhìn lại những hình ảnh qua những bài giảng cũng như chính ngày xưa với những người thầy cũng đã giảng giải cho mình vậy, một đời – có thể nói một đời tâm huyết về với những con người bé nhỏ ngày hôm nay, có ai ngờ đâu rồi cũng sẽ đến vậy thôi… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Trích đoạn trong bài: Còn mãi những hè sang – NNH)
Cho đến hôm nay – khi chúng tôi đặt bút và gửi về cho chị thi nữ ÁnhTuyết một vài cảm xúc qua những hồn thơ của chị, thì có lẽ - nhìn qua dáng người và những vần thơ của chị ÁnhTuyết, chúng tôi cũng ngờ ngợ chính chị cũng là một thời khắc là một cô giáo, nột thời gian là một hồn thơ cứ mãi còn luyến lưu về cho một thời tình thơ học trò như chúng tôi, nhưng hôm nay cho dù là chị ÁnhTuyết là một cô giáo hay là một thi nữ gì đi nữa, thì khi những dòng viết này – chúng tôi chỉ nghĩ về cho chị - là một hồn thơ trong các hồn thơ, là một áng mây trong cả một trời mây, và một dòng tâm tư của chính chị cũng như biết bao nhiêu suy tư của bao nhiêu con người khác vậy…
Nếu ngày hôm nay với một lứa tuổi đã chồng chất trên đời chị… cũng giống như quãng thời gian đi qua trong chị - để rồi nắng chiều bạc trắng cứ mãi còn vây bủa… làm cho chị tóc sương chiều bạc trắng – nhưng bạc trắng tóc sương lam – bạc trắng với thời gian cứ mãi còn đi qua, nhưng trong tâm hồn vẫn còn tự hào với một nét trẻ trung nào đó cũng như bao nhiêu hồn thơ khác đang ở trong nhóm thi ca hôm nay vậy… Có lẽ bài thơ: Áo trắng thơ ngây bạc nắng chiều – bài thơ đầu tiên đã làm cho chúng tôi ấn tượng rất nhiều… Với cái từ Áo trắng không thôi, có lẽ chị ÁnhTuyết cũng như chúng tôi vậy, luôn mãi nhớ về cho một thời áo trắng của mỗi con người - của những ngày xưa, ngay cả chị cũng thế, cũng như với chúng tôi – một thời rồi một đời – nhớ mãi một thời áo trắng trên sân trường… nhưng lúc ấy không biết chị có còn nhớ những xác hoa tàn tơi tả có còn bay bay theo những cơn gió chiều hay không – chứ chúng tôi – khi đứng trên bậc thềm nhà trường, vẫn còn thấy những xác hoa tàn úa ấy cứ mãi còn theo những cơn gió cuốn trôi…
Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một buổi chiều Em giấu thời con gái trong sách vở Bây giờ ngồi nhớ, chút gì hắt hiu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Áo trắng thơ ngây bạc nắng chiều – NguyễnThịÁnhTuyết)
Lại cũng là chiếc áo trắng – cái áo của một con người ngây dại khi còn trên ghế nhà trường, để rồi ai ai cũng thế cả - khi hôm nay nhìn lại thì đã tóc nhuộm mờ khói sương lam, áo đã cũ ngà voi theo năm tháng, có những người học trò ngày xưa cứ cất mãi chiếc áo trắng ấy – đến khi nhìn lại cho dẫu chưa mặc lại lần nào – cũng đã bị vàng úa theo tháng năm, nhớ quá một thời – nhớ quá một đời mà một đời của những bao nhiêu hò hẹn – một đời của những bao nhiêu da và diết như chị ÁnhTuyết cũng đã một đời mộng tưởng, ở nơi đây, cái mộng tưởng trong chị Ánh Tuyết chắc cũng đủ để nói lên cho những ai đã từng trải qua một thời mơ và mộng, da và diết như thế - có phải chăng hồn thi nữ hôm nay trong bạc nắng chiều để nói lên điều đó – ngày xưa – không biết chị có dám nói lên không – khi còn ngồi trên ghế nhà trường – có lẽ chúng tôi cũng thế, cũng như chị mà thôi… ngày xưa không nói được mà cứ để cho quãng đời trôi đi bình dị và cho đến khi khói lam chiều và xác hoa tơi tả thì mới dám nói lên như thế… Nhớ một buổi chiều nào đó trong nỗi niềm nhớ nhớ và thương thương… tại sao không là những buổi sáng, hoặc không là những buổi trưa mùa hạ - không là những buổi sáng mùa thu sau ngày khai trường, mà lại là da diết của một thời mộng tưởng !!! Có lẽ với thi phẩm ngàn dấu yêu của một thời mà chị ÁnhTuyết cũng mượn quãng thời gian để nói lên như thế, mượn giùm cho một lời than trách và nhớ thương thêm của một thời áo trắng – trong chị cũng như của cái thời với chúng tôi vậy…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhớ nhớ thương thương một buổi chiều Làm sao sống được mà chẳng yêu Yêu da yêu diết thời mộng tưởng Áo trắng ngày xưa bạc nắng chiều. (Áo trắng thơ ngây bạc nắng chiều – NguyễnThịÁnhTuyết)
Nếu một đời người cứ mãi ôm cặp sách với chiếc ghế nhà trường thì chắc hẵn sẽ không có gì để nói, sẽ không là những mộng tưởng, sẽ không là những mối tình thơ, sẽ không là những ngày tháng hạ dài qua đi… khi con người học trò không đánh mất đi tuổi trẻ để mơ về cho một ngày mai… nhưng hầu như ai cũng thế - ngồi trên chiếc ghế nhà trường mà cứ mơ một ngày mai nào đó sẽ là ông gì, bà gì trong một xã hội hiện tại… mơ và mộng, yêu và da diết như chị ÁnhTuyết cũng đã nói: Nhiều khi tôi muốn hồn bỏ ngỏ- Theo gió trở về thuở biết yêu… Không biết để làm gì nhỉ ??? có lẽ để nhớ về cho một thời, một tuổi ngây ngô của những con người học trò mơ và mộng, hay là để biết yêu da và diết ??? Cái thời hoang dại thế rồi cũng đã qua đi, nếu như chị ÁnhTuyết đã nói: Nữ sinh áo trắng mơ và mộng- Giờ đây tóc bạc, buồn hắt hiu…. thì có lẽ hôm nay không những chỉ là chúng tôi thôi đâu, mà chị ÁnhTuyết cũng còn nằm trong số phần còn mãi tiếc nuối đó cho một chuỗi ngày dài… Nhìn lại với chúng tôi, cũng như chị vậy, biết bao nhiêu loạt bài mà chúng tôi đã viết nhiều và còn nhiều mãi về cho lứa tuổi ô mai học trò dấu ái… cho đến khi chúng tôi phải lìa bỏ ngôi trường thân thương và ra đi một cách lặng lẽ, để rồi phia sau cái cổng trường mùa thu ấy – không biết chúng tôi có còn nhìn lại được nữa hay không… hay là sớm mai hôm ấy – gió mùa thu se se lạnh – người mẹ nắm tay con dẫn vội đến trường, mà còn nhìn thấy một người giáo già ôm cặp sách và ra đi – nhìn lại mà không biết đi về đâu ???
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Và cuộc đời là như thế, cuộc đời tất nhiên là sẽ có những vinh hoa cùng phú quý, đắng cay và tủi nhục, vô thường và quan tái… tất cả như cùng song hành và cứ mãi bước đi trên cuộc đời này vậy… Có thể nói nhìn lại một chuỗi ngày dài 20 năm trôi qua- so với 12 năm sách đèn của một đời học sinh của chúng tôi ngày ấy, có lẽ cái nào cũng còn nhiều điều đáng nói, để đáng nghĩ suy và cũng để đáng nhìn lại… hình như chính bản thân tôi cũng không lấy gì làm ân hận, không có chút gì làm nuối nhớ và tiếc thương khi nhìn lại một đời là học trò, rồi thời gian “làm thầy” trôi qua… nhưng hình như bấy nhiêu thời gian cũng đủ cho mình nói lên được tất cả những ước mơ và hoài bão trong đời; có lẽ vì thế mà một khi bước chân tôi cứ âm thầm đi ra khỏi cánh cổng nhà trường hôm nay, cho dù ngôi trường làng vẫn còn bé nhỏ, vẫn còn nét hồn quê của đời người, nếu nói lòng tôi không thổn thức thì đó là một quãng đời ngắn ngủi mình đã làm xong, nếu nói những bài học của những ngày qua khi lời giảng cuối như còn đọng lại thì đó là một dư âm của thầy tôi ngày xưa còn vang vọng mãi đến hôm nay, nếu nói còn những tiếng cười của học trò còn mãi vang trong lớp học thì đó là còn những dư âm kỷ niệm của một thời ấu thơ của mình… hình như tất cả những cái xưa và nay cứ mãi quyện tròn trong tôi với những tháng ngày đã qua khi còn trên bục giảng… Và hôm nay một mùa hè sang – hình như đó là một mùa hạ cuối cùng của tôi còn quyến luyến với cái nắng sân trường và những xác hoa phượng đã rơi trong những ngày hè, hầu như cứ còn mãi trong tôi theo từng bước chân giã từ … . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Trích đoạn trong bài: Còn mãi những hè sang – NNH)
Đó là chuyện của tôi – còn hôm nay, cái áo bạc nắng chiều của chị ÁnhTuyết hình như cũng đã nói lên cho những trăn trở của chị hôm nay… để rồi lúc này, đời chị đã là mấy mươi lần chứng kiến hạ buồn đi qua… và chị còn phải thốt lên như thế này:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhiều khi tôi muốn hồn bỏ ngỏ Theo gió trở về thuở biết yêu Nữ sinh áo trắng mơ và mộng Giờ đây tóc bạc, buồn hắt hiu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Áo trắng thơ ngây bạc nắng chiều – NguyễnThịÁnhTuyết)
" /> Thi nữ Ánh Tuyết và chị Hương DươngThanh (Hà Nội)
Trong cuộc sống ai cũng có cho mình một khoảng trời riêng để còn chút suy tư, ở đây với chị ÁnhTuyết cũng như thế, cái khung trời riêng biệt của chị đây là một Vườn thơ, cái vườn thi ca Vô ưu của chị trong một cõi đời đầy dẫy những bôn ba và lăn lộn với cuộc sống thường ngày của cái kiếp nhân sinh- nhưng chị ÁnhTuyết vẫn còn có cho mình một cõi – chính vì vậy mà Vườn thơ của chị rất phong phú và đa dạng… ở đây sau khi tìm hiểu chúng tôi đi vào Vườn thơ của chị với một lĩnh vực tình yêu tuổi học trò, cái tình – cái ân – cái nghĩa trong sáng của một thời mà ai ai chắc cũng phải có như chị - chúng tôi cũng vậy… cũng giống như chị vậy – mà có ai ngờ cho đến ngày hôm nay sau khi bôn ba trên cuộc sống này, Vườn thơ của chị nó bao gồm theo cả hai nghĩa đen và bóng như thế… Nếu một ai đã từng bước chân vào Vườn thơ của chị tại tư gia thì có lẽ chắc cũng phải ngẫn ngơ trước một khung cảnh thật nên thơ và huyền diệu như vậy, bàn ghế ngồi, cây cối và cái không gian trong lành – có gió thoảng hiu hiu, để rồi bên chén trà đậm của một vị tinh khôi của cây cỏ - mà nghe chị thốt lên những vần thơ đời – để chúng ta cùng nhau suy gẫm… Tình yêu và cuộc sống – có lẽ là hai đề tài bao quát hết cái ý nghĩa của cuộc đời này, nếu một ai đó khi được nghe chính chị đọc lên những vần thơ của chị… Vì vậy trong một khung cảnh tạm gọi là trà thất của chị ÁnhTuyết – vừa thưởng thức vị đắng chat của trà, vừa nghe những vần thơ của chị khi ngồi đối diện, có lẽ nhắm mắt lại để chúng ta còn thấy những nét hồn hoang trong những vần thơ mà chị đã thốt lên… không tiếng nhạc, không lời ca… cho dù với cái lứa tuổi hoàng hôn bóng đã xế chiều, mái tóc hoa sương đã điểm bạc – nhưng với chúng tôi, hầu như cũng còn cảm nhận được cái nét hồn thu thảo xuân xanh của một ngày hôm qua ai ai đều ôm cặp vở và rời khỏi ghế đá sân trường để bước vào cuộc đời này của mỗi con người… hầu như ở đây chị ÁnhTuyết, con người của thi nữ Ánh Tuyết sẽ cho chúng ta quay lại một thời gian ký ức của tuổi học trò để chúng ta còn đôi khi chút cảm nhận được những cái nét thơ của một thời áo trắng chưa bạc màu phong sương – chưa bạc đi trong những cái nắng chiều…Chính vì vậy mà trong số những thi nữ trong Vườn đá vô ưu hôm nay – với cái số tuổi đã qua đi những nét xuân xanh và thuộc vào lớp hàng chị, thuộc vào lớp gạo cội trong làng thi ca… thì cái biệt danh: người thi nự của tuổi học trò – hầu như quả là chưa bao giờ mà chị Ánh Tuyết đã đánh mất với chính mình, Chính vì vậy từ cái nét hồn nhiên và trẻ trung, nét ngây thơ trở lại cái thời còn cắp sách đến trường của chị cũng như của ai đó muốn quay về cho mình một dĩ vãng, một ký ức, thì có lẽ hẵn nhiên với danh hiệu – nhà thơ thời áo trắng học trò – quả là không sai chút nào trong suy nghĩ của chúng tôi….
Nếu ngày hôm qua, khi chúng tôi đã viết về cho một thi nữ HôTinhVăn, một nhà thơ của xứ Nghệ với non ngàn Hồng Lĩnh và với con sông Lam giang hiền hòa cứ mãi êm trôi… thì hôm nay chúng tôi viết về cho chị Ánh Tuyết nơi cái Vườn đá vô ưu này với một cái nhìn trân trọng và kính phục, nếu ngày xưa khi chúng tôi viết về cho thi nữ HoàngThanhTâm với một Lối mòn còn mãi những thi ca… hay là với DiệuVương một phiếm tình chưa trở lại, hay là với chị thi nữ không chuyên HoaTím Ngày Xưa trong từng cơn gió biển nơi Mũi Né (PhanThiết) ngàn hoa với những dấu chân còn lặng lẽ… thì ngày hôm nay – trên mảnh đất Sài thành phồn hoa đô hội – chúng tôi cũng đã viết về cho chị Ánh Tuyết – một thi nữ của những tà áo trắng dài nhưng chưa đi vào nỗi niềm bạc trắng của nắng chiều… vẫn còn đó những nét thơ ngây như ngày xưa trên sân trường của chị hay là những áo trắng thơ ngây của chúng tôi vậy….
Nếu ở đây với một HồTinhVăn – HoàngThanhTâm – DiệuVương – Hà Thanh, Phạm Thị ThanhThủy, hay là với những thi nữ M.Cali, Rose Hoàng, Thu Võ, Hoài Hương, hoặc là nhưng nhân tố như Nguyễn Thiện, Lê Hoàng Dũng đã góp mặt trong Vườn đá Vô ưu – để rồi hôm nay trên những phiến đá đã một thời nở hoa – thì với ngay cả của con người thi nữ Ánh Tuyết cũng sẽ còn trong thi ca những tình khúc thơ ngây của thời học trò mà cái thời áo trắng đó không hiểu trong nắng chiều hôm nay nó đã bạc màu chưa không biết ???
Tôi viết tình yêu lên trang giấy Viết cho anh bây giờ và mãi mãi Buổi hẹn đào nguyên em viết lại Giữa ngàn cỏ hoa trong vườn này.
Tôi cầm sợi dây trong vườn nhỏ Chờ đợi trăng lên kéo xuống đây Hư hư ảo ảo anh và mộng Anh về trăng sáng cả đêm nay. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Vườn thơ – NguyễnThịÁnhTuyết)
Nếu buổi sáng ngày 26/4/2015 vừa qua tại Café Bar TQK/Tân Bình – nếu chị Ánh Tuyết đã được bày tỏ cảm xúc của mình qua một câu phỏng vấn của người đẹp duyên dáng MC Trịnh Bích Trang, hay cái nhìn ngưỡng mộ cho một nhà thơ của chị Ca sĩ Đam Trang, cũng như với sự ái mộ và kính trọng về cho một thi nữ gạo cội với thời gian tóc điểm hoa nắng trong đời – hay còn là sự kính trọng và ngưỡng mộ sủng ái của người viết bài này, thì có lẽ chị thi nữ Ánh Tuyết cũng còn thấy cuộc đời này của chị vẫn còn một sức trẻ và quyến rũ nào đó ??? Lời thơ cũng là một lời nói, thi ca cũng còn là một chút tâm sự nào đó của riêng mình và còn là những nỗi lòng sâu thẳm và mỗi con người thi nhân có khi chưa nói ra hoặc toát lên hết được những nỗi niềm của mình trong hố sâu cuộc đời này. Ở đây với chị Ánh Tuyết, với một con người thi nữ mà chúng tôi cho là gạo cội… và cuộc đời này cứ mãi còn bình lặng và bình dị đi qua trên cuộc đời của chị… Nếu một lần nào đó – khi chị đang còn là một nữ sinh còn trên ghế nhà trường… thì mỗi tâm tư chị viết ra, hoặc nghĩ suy ra – có lẽ chị cũng đã in hằn vào tâm trí của chị để còn hôm nay và mãi mãi, và lúc ấy “câu chuyện tình thời áo trắng của chị” sẽ không bao giờ dừng lại được, chứng tỏ niềm hạnh phúc trong chị lúc ấy nó cứ mãi đong đầy và đong đầy… Bởi vì chị cũng đã nói: Không bao giờ dừng lại, Chuyện tình muôn thưở vẫn còn xanh, như đôi chim cứ mãi hót trên cành…. Hay là: Viết gì anh thích nhỉ, anh tri kỷ của riêng em, thả vào Vườn thơ ngắm chị Hằng…. Ngần ấy thôi – cũng đủ cho chúng ta thấy cuộc tình thơ thời áo trắng của chị cũng đủ nói lên một niềm hạnh phúc dạt dào ở trong chị, cũng như bao nhiêu chuyện tình thời học trò như thế - còn với chúng ta (ngay chính cả người viết loạt bài này) hay là quý độc giả nào đó một khi đã đọc đến với đoạn này trong bài…. Chúng ta có được một niềm hạnh phúc như thế hay không ??? Có lẽ câu trả lời sẽ dành cho tâm tình của mỗi cá nhân chúng ta – còn với thi nữ Ánh Tuyết, có lẽ khi chị đã nói trong thi phẩm Vườn thơ này – thì chị cũng đã mỉm cười với chính một niềm hạnh phúc của chị hiện đang có và đang hiện hữu ở trong chị, xin được chúc mừng cho niềm hạnh phúc ấy của chị Ánh Tuyết nhé…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Em viết cho anh bây giờ rồi mãi mãi Không bao giờ dừng lại phải không anh Chuyện tình yêu muôn thuở vẫn còn xanh Như đôi chim mãi hót ở trên cành.
Em biết viết gì anh thích nhỉ Hỡi anh tri kỷ của riêng em Viết thương viết nhớ trên giấy trắng Thả vào vườn thơ ngắm chị Hằng. (Vườn thơ – NguyễnThịÁnhTuyết)
Cũng với niềm hạnh phúc ấy của cuộc đời người thi nữ, có lẽ hay là cũng đã qua đi rồi, từng vần thơ, từng nghĩ suy và cũng như từng ý tưởng cũng đã hiện diện trong chị, có lẽ chúng tôi cũng phải chúc mừng thêm lần nữa cho chị, con người thi nữ Nguyễn Ánh Tuyết đã luôn có cho mình những cái niềm hạnh phúc….
Ở nơi nào đẹp nhất Là nơi của tình yêu Mây trắng in nước biếc Chim líu lo trời chiều.
Ở nơi nào có mộng Là nơi ấy có thơ Giữa chồi non lộc biếc Hồn thơ bỗng đâm chồi
Ở nơi nào có anh Nơi ấy có nỗi nhớ Em lẫn trong vườn thơ Gom lá để đợi chờ. (Ở một nơi nào – NguyễnThịÁnhTuyết)
Và cũng còn là nỗi bày tỏ trong một thi phẩm khác nói về niềm hạnh phúc của chị….
Khúc hát tương phùng vừa trổi dậy Anh và em ngây ngây dại dại Tưởng là mơ mà là thật ấy Phiến đá bên vườn bỗng nở hoa. (Vườn bỗng nở hoa – NguyễnThịÁnhTuyết)
" /> Khu Vườn Thơ của thi nữ Ánh Tuyết đang từng bước hình thành...
Nếu có ai đó đã nói thi ca là những áng mây buồn được thể hiện qua những vần thơ, thì văn chương là những ngọn gió cuồng phong sẽ cuốn trôi đi tất cả… thì ở đây cái nhẹ nhàng và tha thướt trong thi ca của thi nữ Ánh Tuyết cũng như biết bao nhiêu người thi nhân khác cũng đã thể hiện lên điều đó… hay là với những cảm nhận của người viết bài này cũng đã nói gần hết cho những cảm xúc của mình từ khi chúng tôi được nghe danh và biết về cho con người thi nữ này… Từ một Vườn thơ trong chính tư gia của chị, Vườn thơ của một con người mà biết bao nhiêu con người cũng đã từng mơ ước, một lời thơ cũng như bao nhiêu vần thơ khác cũng đã tỏ bày, và một tâm tư cũng như bao nhiêu tâm tư khác trong thi ca cũng đã được thể hiện – có lẽ công tâm mà nói, người thi nữ Ánh Tuyết mà hôm nay chúng tôi đã được gặp – có lẽ là một con người phải tạm gọi là được nhiều diễm phúc nhất mà chúng tôi đã từng gặp… Ở đây chúng tôi cũng đã biết chị đã xuất hành ra rất nhiều thi phẩm – và cũng góp mặt trên nhiều tuyển tập thi ca với bạn bè đồng nghiệp, nhưng với riêng chúng tôi – có lẽ hôm nay chúng tôi lại gặp gỡ và có duyên với một thời học trò của chị… có lẽ cũng như chúng tôi – chị luôn là những ký ức và hoài niệm cứ mãi quay về với lớp tuổi thơ ngây ngô kia, cũng như chị đã chú ý về cho cái lứa tuổi ô mai của một thời… Có thề noi là một lứa tuổi đẹp nhất của đời người – nhưng với chị Ánh Tuyết – thì chị cũng đã có cơ hội và nắm bắt hết tất cả như thế, để rồi hôm nay trong nhiều thi phẩm, chị cũng đã được dịp nói và thố lộ lên tất cả những ý nghĩ của chính mình… Cái thời mà chúng tôi đây cũng như thế, có lẽ giữa hai con người, giữa hai thế hệ, chị Ánh Tuyết, cũng đã đồng cảm và trải dài chính những tâm tư của mình lên những trang đời như thế… Một trang sách và cũng như biết bao nhiêu trang sách cuộc đời mà chị cũng như chúng tôi đã viết lên rất nhiều và rất nhiều – để hôm nay chúng tôi cũng như chị - có dịp nhìn ngắm lại cho một quá trình, để nhận thấy được lòng mình đã trôi qua với những vần thơ, cũng như chúng tôi khi nhìn lại – thì chính những dòng cảm xúc của mình được phủ kín trên cả một cung đường đời như thế - Thơ và Văn – có lẽ hai khía cạnh và hai con đường vẫn luôn cứ mãi song hành và đồng điệu…
Còn đâu làn tóc mượt Thủa biết yêu đầu đời Trăng mười sáu chìm khuất Dòng thời gian chơi vơi.
Em khóc trong miền nhớ Lệ tuôn trong miền chờ Em lặng thầm chiếc bóng Đêm lẻ loi trăng suông.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Con nước chiều trở dạ Bìm bịp kêu trong vườn Anh như là hoa lá Đêm chín rụng mùi hương. (Miền Nhớ miền Chờ – NguyễnThịÁnhTuyết)
" /> NNH phát biểu cảm xúc và trao tặng ấn phẩm đặc biệt cho Thi nữ Ánh Tuyết và Diệu Vương tại buổi ra mắt...
Hoặc một khi chúng tôi nhìn về cho một thi phẩm khác của chị, có lẽ hình như trong chị vẫn còn một nét trẻ trung nào đó… cho dù hôm nay mái tóc sương chiều của chị cũng đã điểm sương với những màu hoa râm, nhưng tâm hồn thì lúc nào cũng trẻ trung như thưở còn đôi mươi… và có lẽ từ đó, Cái tên Ánh Tuyết muôn đời trong chị cứ mãi còn như thế cho dù Áo trắng ai bay nhạt nắng chiều, cho hồn thi nữ thấy phiêu diêu… Có lẽ chính vì thế mà con người của chị - của con người thi nữ Ánh Tuyết cứ trẻ mãi không già là vậy, và cho dù mái tóc đã điểm sương bạc nắng chiều – nhưng đó cũng chỉ là thời gian cho chị thêm dạn dày kinh nghiệm – còn trái tim chị - cái tư duy và những dòng suy nghĩ của chị cứ mãi mãi là cái tuổi đôi mươi….
Anh đem hoa trắng lót đường Để em bước nhẹ trên đường em đi Anh cho em tình yêu làm duyên nợ Giá buốt tìm về phút biệt ly.
Ấp yêu giấc mộng vừa say, tỉnh Nên lòng nức nở đứng bên lề Với trông theo tóc bay trong gió Nhung nhớ nắng chiều bước lê thê. (Nắng chiều – NguyễnThịÁnhTuyết)
Khi nói về mình – cho một cái tôi, một cái tôi của chị Ánh Tuyết ở đây nó không phải là một phạm trù triết học, một cái tôi ở đây không phải chị hoặc là chúng tôi muốn đề cao cái tôi đó với con người thi nữ của chị Ánh Tuyết, mà cái tôi đây là cái tôi của “Chính bản thân chị” với những hồn thi ca trong một vười đá… cái vườn đá vô ưu mà chị Ánh Tuyết nhận thấy một cái tôi hiền hòa và thầm lặng trong cõi lòng của chị, nhân gian thường nhắc đến cái tôi của mỗi con người nó mang nặng những cái nét bay bổng và dâng cao, nhưng với cái tôi ở đây – chúng tôi vẫn nhận ra trong chị có những nét lặng thầm của một con người bình dị và chân chất mà thôi. Vì ở đây – qua lời tâm sự của chị trong thi phẩm TÔI, chị có nói: Quên và nhớ - nao nao; đau đáu… Không và có – lòng của chị, hoặc là Ánh Tuyết – bồi hồi, hay là vui buồn – Ánh Tuyết vậy thôi cuộc đời….. Như vậy qua lời thơ và sự minh chứng cho cái Tôi của chị, một cái tôi hiền hòa và bình dị trong lời thơ than vãn và tự tình của chị - có lẽ chúng ta nhận thấy không có nét gì cao sang và phù phiếm, một cái TÔI chỉ là con người chân chất của chị mà thôi, chẳng hạn như TÔI là Ánh Tuyết – mà Ánh Tuyết là TÔI, thì như vậy chắc cũng đủ cho chúng ta nhận thấy trong cái Tôi đó – không có mang nặng một phạm trù triết học sâu xa nào đó cả - đúng vậy không – Kính thưa quý độc giả hiện đang đọc những dòng chữ này ??? Và chúng tôi cũng nhận thấy trong cái Tôi đó – giống như bạc nắng chiều của thi nữ - cũng đã nói lên được một nét buồn muôn thưở của một đời người, có lẽ nét buồn của chị còn cứ mãi lặng lẽ, nét buồn còn lắm mãi suy tư, và nét buồn cứ mãi còn ẩn hiện trong những vần thi ca của chị… có khi nào trong Vườn thơ bình lặng của chị, cái vườn thơ âm thầm đó – chỉ một mình chị Ánh Tuyết thôi, chị cùng bóng đêm mà tâm sự và chuyện trò… lời nói ấy chỉ được cất lên với những vần thơ phát ra từ tâm tưởng, từ tư duy của chị… để sau đó chị sẽ thấy tâm hồn thanh thản phần nào khi mà chị ngồi chuyện trò với chính mình, với chính bóng đêm – và rồi câu trả lời hội thoại đó là những vần thơ mà chị cũng đã cho ra đời như thế trong một vườn hoa….
TÔI… Quên nao nao, nhớ nao nao Quên quên nhớ nhớ nát đau đáu lòng Không như có, có như không Không không, có có là lòng của tôi Tôi là tôi, chẳng phải tôi Chỉ là Ánh Tuyết bồi hồi không thôi Vui là tôi, buồn cũng tôi Vui buồn Ánh Tuyêt, vậy thôi cuộc đời. (Tôi – NguyễnThịÁnhTuyết)
Có lẽ một khi chúng tôi đã đề cập cho người thi nữ ÁnhTuyết với biệt danh là nhà thơ của tuổi học trò… thì chợt nhiên chúng tôi nhớ lại về cho chúng tôi một thời tại cái xứ Đà thành thân yêu, ai ai cũng có một mối tình. Với thi phẩm “Vần thơ Phủ phàng” sau đây… Không hiểu đã ở vào một điều kiện và vào hoàn cảnh nào mà thi nữ Ánh Tuyết đã dùng cái hình ảnh “Sân ga cũ” hay là “mây tím – chiều bơ vơ – biển dâu” – để rồi chúng tôi nhớ lại những lần đi chơi vào Hội An – ngang qua khu vực Hòa Khánh mà chúng tôi nhớ về cho một đồi hoa sim của cái xứ miền trung, cho dù đồi hoa sim không phải như ở Bắc Ninh của đại thi hào Hữu Loan ngày xưa mà ngày cưới nàng mơ một tà áo … không phải vì thời chiến chinh mà chỉ về phép với đôi chút thời gian để rồi “cưới xong là tôi đi…” mà cái khoảng đồi sim tím của khu ngoại ô thành phố Đà thành chỉ với một đồi sim tím cả mây trời che phủ lên cả đỉnh Hải Vân…Nếu ngàn năm mây tím của những chiều bơ vơ mà thi nữ Ánh Tuyết hôm nay tả lại với một buổi chiều tím, thì quê hương xứ Quảng của tôi ngày nào cũng còn có một đôi loài hoa tím và còn được nói lên một câu chuyện tình của ngày xưa… Nhưng có lẽ chiều tím hoàng hoa của thi nữ Ánh Tuyết ở đây có lẽ là với những chiều mây ở khu vực ngoại ô Sài thành của một thời biết yêu của chị… nhưng dẫu sao cũng vẫn là những buổi chiều, buổi chiều có mây tím, những buổi chiều bơ vơ của chị, để một khi nhìn lại chị vẫn còn thương nhớ người yêu… Còn về sân ga cũ… chúng tôi lại nhớ con đường rầy xe lửa khi băng ngang dưới đường hầm Hải Vân – của cái xứ miền trung ruột rà thì một bên là núi non, còn bên kia cũng là biển dâu… Nhưng ở đây chúng tôi chưa hiểu cái biển dâu của chị nó còn mãi nơi đâu chưa thể xuất hiện như ở quê nhà của chúng tôi… Và từ đó chị sẽ gióng lên cho mình với những vần thơ mà chúng tôi cũng đã thấy chị gọi những vần thơ ấy là vần thơ của phủ phàng, của đắng cay và đau xót….
Có khi nào thi nữ Ánh Tuyết của chúng ta cũng là một con người của cái đất miền trung khô cằn sỏi đá, Có phải chăng trong hồn thơ phủ phàng của chị chũng đã nói lên điều đó, có khi nào với cái chốn nắng cháy da người như thế… chị cũng đã mất đi một cuộc tình, để rồi sân ga cũ ngày xưa đã lấy đi một chàng trai mà không bao giờ “người ấy” còn trở về bên chị của cái thưở tình thơ một khoảng ngày xa xưa ???…. Nếu thật sự như vậy, thì hôm nay chúng tôi sẽ kính tặng lại cho chị thi nữ một bản nhạc “Tàu đêm năm cũ” để chị còn chút bồi hồi nào đó khi chị sáng tác ra thi phẩm Vần thơ phủ phàng này… Ở đây một khi hồn thi nữ Ánh Tuyết có nói là “sân ga cũ biển dâu ngỡ ngàng”…. Thì chúng tôi liên tưởng đến cái mảnh đất miền trung quê nhà nơi mà con đường xe lữa đang đi giữa một bên là núi và một bên là biển khơi, trong buổi chiều nào đó mây mờ đã giăng ngang trên đỉnh sầu Hải Vân… để chúng tôi còn cứ mãi nhớ về cho năm cụm núi quê hương mà chiều nào đó – đã có người thương binh không trở về quê với bàn tay năm ngón nhưng với một cánh tay còn lại, hay những bãi cát trắng dài Nam Ô dưới chân đỉnh ngọn sầu Hải Vân vẫn còn in những dấu “vết chân tròn…” để còn ai nhìn thấy bóng dáng quê nhà với một người thôn nữ trong phiên chợ chiều của vùng ngoại ô buồn cũng với những chiều tím như chị Ánh Tuyết ???? Chị Ánh Tuyết ơi – nếu chị là một người con của miền trung với chúng tôi thì xin chị cứ nhận nơi đây một loài bông hoa tím của những chiều dâu bể, có khi vậy mà chị sẽ thấy tâm hồn của mình còn chút thanh thản hơn, còn nếu thi nữ Ánh Tuyết của chúng tôi không phải là một người con của miền trung thì có lẽ trong thi phẩm “Vần thơ phủ phàng” này hầu như cũng đã đưa chị về với quê nhà của chúng tôi với một lần trong những chiều tím để cứ cứ mãi ngất ngây cho mình với một loài hoa….
Tôi về thương nhớ người yêu Ngàn năm mây tím vào chiều bơ vơ Lối xưa cỏ phủ mịt mờ Lá hoa ngày cũ dòng thơ ngập sầu Làm sao nối lại nhịp cầu Về sân ga cũ biển dâu ngỡ ngàng Vần thơ hai chữ phũ phàng Bài thơ thành vận bẽ bàng vì yêu. (Vần thơ phũ phàng – NguyễnThịÁnhTuyết)
Có thể nói – ngày hôm nay khi được vinh dự tiếp xúc với thi nữ gạo cội NguyễnÁnhTuyết, chúng tôi mới nhận thấy được những nét lãng mạn và trầm tư trong tâm hồn của chị, ngoài sự góp mặt tham gia trong Thi tập Rồi đá cũng nở hoa như bao nhiêu thi nhân khác trong cái gọi là Vườn hoa đá vô ưu này – hầu như chị cũng đã góp thêm cho cuộc sống này còn chút hơi thở nồng nàn và có lẽ cũng như chúng tôi – chị luôn mang một hoài bão và ước nguyện – là quay về với một thời của tuổi thơ áo trắng thơ ngây… Sau khi với một cuộc mạn đàm có tính mini và nhanh chóng. Chúng tôi có thể hiểu được tấm chân tình của chị với những ký ức của một thời xa xưa, một thời mà trong một sân trường nào đó – chị cũng như chúng tôi – là đứng mãi đó nhìn về cho những xác hoa tả tơi với những khúc tình ca Phượng buồn, và cho đến hôm nay, hầu như trong cuộc mạn đàm đó – không biết chúng tôi hay là chị - đã dẫn nhau và đưa về cho mỗi con người một vùng trời học trò kỷ niệm với những tà áo trắng , mà nét thơ ngây sao mà cứ còn mãi hiện lên và còn chút vấn vương nào ở trên đó…. Nét vấn vương mà không biết chính chị hay là ai đó đã xa rồi – xa đi lắm rồi; tại sao cứ chất mãi những cành hoa phượng trên giỏ chiếc xe và ai đã chở mùa hè của tôi đi đâu… ???
Nguyễn Ngọc Hải Hoài niệm của một thưở học trò qua những vần thơ / thi nữ ÁnhTuyết
" /> Thi nữ Nguyễn Thị Ánh Tuyết và NNH...
| |
|