Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Khách viếng thăm




Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...    Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...  Icon_minitime16/4/2011, 9:46 am

Chút tâm tình với tác phẩm Nắng Chiều
của tác giả Lê Nguyễn Hà Vy

(một Mục sư hiện ngụ tại Hoa Kỳ...)

Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...  65

Trong tác phẩm Nắng Chiều của LêNguyênHaVy mà tôi đã hân hạnh được diện kiến sau khi qua một ngày cảm ơn Chúa đã cho con được một ngày trong sự lao động thân xác tại trần gian… Nhưng âu đó chỉ là một sự thể không hơn không kém… Với tôi – một tín đồ Công giáo (hoặc có thể là một tín đồ Phật giáo hay đạo nào đi chăng nữa…) thì qua bài viết của LêNguyênHaVy đã cho tôi một bài học sống trong sự thánh thiện và chân thật… khi chính mình đang hiện tại cũng trên đôi vai nhỏ bé là “một cây thập giá của cuộc đời” mà Thiên Chúa đã trao ban cho tôi – cũng như bao nhiêu con người khác tại trần gian này…

Chúng ta còn nhớ trong Sấm Truyền của Kinh Thánh Cựu ước: Thiên Chúa đã tạo dựng ra con người nam và con người nữ để cho nó có bạn – được vinh phúc sống trong vườn địa đàng… tháng ngày hạnh phúc và thanh nhàn chưa thụ hưởng được bao nhiêu – thì loài quỷ dữ đã xui khiến họ phạm tội… từ đó Thiên Chúa đã ra tay trừng phạt “con người”

- Từ nay các người sẽ đổ mồ hôi sôi nước mắt để lao động cật lực đổi lấy miếng ăn….

Thế là từ đó… con người chúng ta cứ mãi nối tiếp theo sự phạm lỗi của Adong và Eva để lao động cật lực trong muôn vàn tội lỗi để có được miếng ăn và sự sinh tồn….

Câu chuyện trong tác phẩm Nắng Chiều của LêNguyenHaVy đã đem đến cho chúng ta một trong những đoạn như sau:

… Thay vì ăn trưa, Duy xuống phòng nhà kho trải các thùng giấy “cạt-tông” ra sàn nhà và nằm nghỉ lưng cho bớt mỏi. Duy bị gai cột sống từ nhiều năm qua khi còn ở Việt Nam vì thuở đó anh đứng lớp suốt ngày nên cột sống bị vôi hóa. Duy là giáo viên dạy tiếng Anh đầy ơn và nhiều người biết đến anh qua cái nghề mà Chúa đã ban phước. Bây giờ sang Mỹ, cuộc đời anh phải nếm trải những công việc mà anh chưa bao giờ hình dung trước khi đặt chân đến. Nằm dưới đất ung dung trong mười phút, Duy có dịp để chuyện trò với Chúa khi hồi tưởng về những chặng đường đã qua và nuối tiếc khôn nguôi. Hồi tưởng quá khứ không phải để so sánh với những gì của hiện tại, nhưng chỉ để tâm hồn mình bay bổng và quên bớt đi nỗi nhọc nhằn. Duy tự an ủi rằng sự vinh quang nào cũng phải có cái gía của nó. Vinh quang không đến từ những gian truân hay khổ nhục thì chẳng có gì để cảm thấy giá trị. Có điều Duy không khỏi không bùi ngùi khi nghĩ đến cuộc đời anh không biết bao nhiêu là những khổ đau và tủi nhục: từ những ngày ấu thơ, đến khi trưởng thành và mãi đến sau ngày lập gia đình cũng vậy. Anh ngỡ tưởng rằng, cái quá khư khổ đau kia đã kết thúc vĩnh viễn bởi vì bao nhiêu nước mắt, mồ hôi của anh đã đổ ra để đổi lấy những thứ đáng sợ ấy! Thực tế, giờ đây nó vẫn cứ đeo đuổi bên anh. Duy không thể “ăn không ngồi rồi,”làm người ăn bám vợ con mình. Lòng tự trọng và bản tính độc lập luôn ở trong anh khiến anh có bản lĩnh là một người đàn ông đúng nghĩa.

Qua câu chuyện ấy – chỉ một đoạn văn ngắn ngủi, với một tín đồ Cơ đốc giáo, hoặc Thiên Chúa giáo như chúng ta hiện nay, ắt hẵn với cá nhân tôi đó là một dấu chấm than to lớn đang đè nặng trên vai như chính tôi cũng đang tự gánh vác một cây thập giá “đau đớn” mà Chính Chúa Jésus Christ đang thực hiện ở chặng thứ 9 (Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba)… Ngày xưa Chúa Jésus cũng đã chịu nhiều những đớn đau và tủi nhục; như chính Duy hôm nay đã nằm trên những tấm giấy carton trong nhà kho để tâm hồn mình trò chuyện cùng Đấng Christ của Duy vậy… Biết bao nhiêu người con của Thiên Chúa ngày hôm nay đang trong những cơn cùng cực, túng quẫn của cuộc sống mà còn tưởng nhớ về cho Đấng Christ như Duy….

Tôi còn nhớ đã qua hai Mùa Chay Thánh (2009, 2010) buổi Tĩnh tâm dành cho giới Giáo viên Công giáo mà tôi đã được tham dự tại Đại Chủng viện Xuân Lộc – Linh mục Phaolo Nguyễn Văn Thông – Dòng Chúa Cứu Thế Saigon trong buổi Thuyết trình về đề tài Mùa Chay: Người Giáo viên Công giáo – bổn phận và trách nhiệm… Thì hôm nay nhân được diện kiến tác phẩm Nắng Chiều của MS LêNguyên HaVy – cá nhân tôi cũng đã nhận thấy có những điểm tương đồng như thế - tại sao vậy? – Không phải tác giả bài Nắng Chiều là một vị Chủ Chăn, cũng không phải Lm Paul. Nguyễn Văn Thông là một vị Tiến sĩ Thần học… Nhưng đối với tôi thì cả LêNguyênHaVy, Lm Nguyễn Văn Thông và ngay chính cả bản thân tôi – cũng như nhân vật Duy trong câu chuyện – và có khi ngay cả những con người tín hữu đang theo Chúa hôm nay… trên vai ai cũng có một cây thập giá… Theo Thần học Thể lý của Thánh Paul. của năm 2009 với các tín hữu Công giáo đã sống theo chủ đề: Giáo dục KiTô giáo theo thư của Thánh Phaolo… thì với nhân vật Duy trong câu chuyện – Sống là một chặng đường khổ giá mà ai cũng phải nhận lấy, cây khổ giá đó không ai giống như ai, tùy theo mức sống của tất cả chúng ta khi đặt nặng về khía cạnh duy tâm, hay nói về lĩnh vực tâm linh của chính mỗi chúng ta sẽ hẵn là như thế… tại sao cá nhân tôi muốn nói đến khía cạnh đó – không phải tôi là một tín hữu KiTô giáo mà khi đề cập đến vấn đề này thì tôi lại đề cao vai trò của Đấng Christ… không phải vì tôi chỉ biết Đấng Christ là một người Thầy, người Cha, và là người bạn đường trong cuộc sống của tôi để tôi luôn luôn sống và thực thi theo Thánh ý của Thiên Chúa… Không hẵn là thế….

Trong những lần trò chuyện, đàm đạo với những tín đồ Phật tử, những lần được vinh dự tiếp chuyện với những vị Đại Đức, hoặc nhiều khi có dịp tham khảo qua các kinh bổn và Triết lý nhà Phật… Điều mà cá nhân tôi nhận thức được đó chính là cái Tâm của mỗi chúng ta… Tại sao tôi khẳng định điều đó là một chân lý ?

Trước hết chân lý là gì – lớn hay bé – hình tượng như thế nào… đó chính là theo cách nhận thức của mỗi chúng ta – thử nhìn lại câu chuyện Nắng Chiều của LêNguyênHaVy đã có đoạn:

…Ngoài kia, xe cộ vẫn cứ bon bon trên đường đông đúc. Có ai biết đâu rằng ở một đất nước giàu có nhất thế giới này vẫn còn có bao nhiêu người khốn khổ! Duy mỉm cười vì anh không cho rằng mình khốn khổ; nhưng vững vàng trong niềm tin là anh bước đi trong đường lối Chúa. Những khó khăn hiện tại chỉ là những bài học dạy dỗ để tôi luyện cho anh trở nên người phục vụ Chúa một cách kết quả.

Nắng chiều nhợt nhạt trên bầu trời Sandiego. Một làn gió thật khẽ mang cái lạnh tràn vào, nhưng trong lòng Duy vẫn cảm thấy ấm áp bởi một tình yêu của Đấng Tối Cao. Chiều hôm ấy, Duy đem ổ bánh mì về nhà và để dành cho đứa con trai út vì anh biết nó thích ăn loại thức ăn này. Anh bước vào phòng nằm nghỉ cho cái lưng đỡ mỏi. Chưa kịp thay áo quần, Duy đã ngủ say tự lúc nào….


Đôi khi có nhiều người đã hỏi tôi: Theo anh chân lý nó như thế nào, có thể nhìn thấy được không, chúng ta có thể sờ mó được không… Tôi chỉ mĩm cười và lấy tay của mình chỉ nhẹ vào lồng ngực của người đối diện… anh ta nhìn tôi và cười…. “trái tim hả?”; lúc ấy tôi chỉ cười lại…. rít một hơi thuốc lá nhìn vào khỏang không, tôi chậm rãi trả lời anh bạn:

- Anh đã đọc tác phẩm của tôi rồi chứ bài đã có đoạn như sau:

Kính thưa Quý Soeur...
Cho dù bài Cảm nhận này của chúng con có được hân hạnh đến được với quý Soeur hay không, thì đây cũng là một dấu ấn rất đặc biệt đối với chúng con trong những giờ phút được vinh dự tại Hội Dòng – để giúp cho tất cả những con người trần thế như chúng con có những cảm nhận được rằng: Thiên đàng đang ở ngay chính trong tâm thức của mỗi con người chúng ta; địa ngục cũng ở trong mỗi chúng ta, chính chúng ta đang tạo nên những cõi Thiên đàng, và cũng chính chúng ta đang gây nên những tầng địa ngục…

Chỉ với một đoạn ngắn như thế thôi trong loạt bài viết của mình về cho một Thánh lễ mà cá nhân tôi được vinh dự có mặt ngày hôm đó… thì chân lý hoặc lý tưởng của vấn đề là chính ngay trong cái Tâm của chính mình…. Chúng ta nhớ lại đoạn Kinh thánh mà Chúa Jésus Chrit đã nói với các vị môn đồ của Ngài: Ta là Đường, là Sự Thật và là Chân lý vĩnh cửu đó sao – với một niềm tin mạnh mẽ như nhân vật Duy trong câu chuyện, như Lm Nguyễn Văn Thông, như LêNguyênHaVy và có khi với ngay cả chính các bạn trẻ hôm nay thì có lẽ chúng ta cũng đã hiểu phần nào về cái chân lý là một lĩnh vực duy tâm như thế nào trong đức tin của chúng ta… Có nhiều lúc có bạn hỏi tôi (trong lớp học giáo lý hôn nhân tại Giáo xứ của tôi): Thưa Thầy! cái Tâm của chúng ta được thể hiện như thế nào trong con người chúng ta ? – câu trả lời của bản thân tôi như sau:

- Trước hết, chúng ta cần xác định Tâm là gì, ở đây tôi giảng giải cho các em không phải theo tính chất triết học, tôi nói với các em không phải ở lĩnh vực phạm trù văn học, mà chữ Tâm đối với tất cả chúng ta điều tiên quyết là sự nhận thức của chúng ta, khi nhìn vào một vấn đề gì… ví dụ khi ra đường chúng ta thấy có người nào đó có một số tiền lớn, thì lòng tham (bản ngã) của chúng ta (cái tôi) đều muốn chiếm lấy – nếu chúng ta không có cái nhận thức của cái Tâm của mình, tất nhiên việc giết người để cưỡng đoạt số tiền ấy của người khác là điều tất nhiên… ngược lại chúng ta biết rằng nếu vô cớ mà chiếm đoạt của người khác là một điều lỗi phạm mà chúng ta không thể làm, đó là một điều tốt – khi chúng ta nhận thức được vế thứ hai thì đó chính là cái Tâm của chúng ta… Bởi vì chúng ta đã biết nếu làm như ở vế thứ nhất là chúng ta đã cố tình vi phạm đến Giới răn thứ 5 và giới răn thứ 7 không??? – Vì thế tất cả hành động của chúng ta, việc làm của chúng ta đều bỗng dưng là do sự nhận thức của chúng ta, nhận thức đó chính là cái Tâm của chúng ta, ai ai cũng có cái Tâm của chính mình, và cái tâm là Đấng Christ, là Đức Phật, là sự hành động của chúng ta trong mỗi công việc làm của tất cả chúng ta có suy nghĩ….

Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...  Images64-2

Trở lại tác phẩm Nắng Chiều của MS LêNguyênHaVy – nhân vật Duy trong câu chuyện, ngoài những hình ảnh làm lụng để kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống bản thân và gia đình, ngoài sự cật lực để bon chen với cuộc sống thì cái Tâm của nhân vật Duy còn có một cái Tâm rất lớn, và cái tâm của Duy đã biết chắc chắn rằng: luôn có Chúa Jésus ở bên cạnh anh, anh luôn tin tưởng và trông cậy vào Ngài là Đấng quyền năng để hướng dẫn anh trong mọi thử thách và hòan cảnh trong cuộc sống; chúng ta nhìn lại câu: Có ai biết đâu rằng ở một đất nước giàu có nhất thế giới này vẫn còn có bao nhiêu người khốn khổ! Duy mỉm cười vì anh không cho rằng mình khốn khổ; nhưng vững vàng trong niềm tin là anh bước đi trong đường lối Chúa. Những khó khăn hiện tại chỉ là những bài học dạy dỗ để tôi luyện cho anh trở nên người phục vụ Chúa một cách kết quả. Thì chúng ta cũng đủ biết chắc rằng: chỉ có Đấng Jésus Christ là con đường, là Sự Thật, là Chân lý để anh Duy bước đi những bước đường vững tin nhất…

Đâu phải ai giàu có mà được sung sướng cả đâu, và không hẵn những con người nghèo hèn bần cùng trong sự túng quẫn là niềm khổ đau hết thảy, nếu ai có những ý nghĩ về vật chất ở đời như thế ắt sẽ còn khổ đau cứ mãi đeo đuổi với họ… Vì chúng ta biết rằng cũng trong Kinh Thánh đã có đoạn: hễ ai khó nhọc và gánh nặng – hãy đến cùng Ta – Ta sẽ bổ sức cho các ngươi… với nhân vật Duy trong đỏan khúc Nắng Chiều, thì anh đã có một “niềm tin” cứng cỏi như vậy, chính anh đã tin tưởng hầu như tuyệt đối vào Đấng Christ thiêng liêng của anh là như thế… đôi khi cái thập giá mà Thiên Chúa đã “trao ban” cho anh, anh vẫn tự nhiên mĩm cười với Thiên Chúa, đồng hành với Ngài, đi theo Ngài để bước lên đồi Golgotha và được vinh dự đón nhận cuộc Phục sinh vinh hiển của ngày mai – đó chính là cái Chân lý mà anh Duy đã nhận thức và đã tìm thấy. Trong đường cùng của khổ đau, ai ai mà không nghĩ đến cái Tâm của chính mình với một sự “hối cãi” chân thật ! – chúng ta cũng thấy được chính vào giờ thứ ba Tuần Thánh Chúa Jésus đang chịu tử hình giữa hai tên trộm… giờ phút cuối cùng cái Tâm của người trộm lành đã quay về với nó được thể hiện qua sự hối cãi của nó:

- Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin Ngài nhớ đến tôi…

Chúa Jésus Christ cũng đã đáp lại với người trộm lành như thế nào – chắc hẵn chúng ta cũng đã rõ… Từ câu chuyện đó, chúng ta liên tưởng đến một Dụ ngôn khác về Nước Trời của Chúa Jésus Christ trong câu chuyện: Đứa con hoang đàng… và rồi cuối cùng người Cha cũng nói với người anh trai: tất cả những gì của Cha cũng chính là của con, ngày hôm nay em con đã ra đi nay lại trở về, đã mất nay lại tìm thấy…

Mọi sự đều được phát xuất từ chính cái Tâm của chúng ta mà thành… Câu chuyện Nắng Chiều, hôm nay mà LêNguyênHaVy đã đem đến cho tất cả chúng ta, âu đó cũng chính là một bài học về cái Tâm của mỗi chúng ta… Bởi vì trong câu chuyện trên, chúng ta thử đặt câu hỏi như sau:

- Nếu nhân vật Duy không có cái Tâm ở trong anh – thì làm sao trong cơn tủi nhục của việc làm như thế anh đã nhận ra Thiên Chúa đang ở cùng anh…
- Đâu phải trên đất nước giàu sang và phồn vinh như thế, tất cả đều được vui sướng và hưởng thụ như chính Adong và Eva trong vườn địa đàng của ngày xưa khi chưa phạm tội.
- Cho dù trên một đất nước tự do của vật chất, con người ta lại không thiếu thốn những cái nhận thức của vấn đề Tâm thức như anh Duy.

Và còn muôn vàn câu hỏi khác đặt ra với chính mỗi chúng ta là tại sao và tại sao…. ???

Tôi xin được dẫn chứng ra một câu chuyện về cái tâm của triết lý nhà Phật như sau:

…Nữa đời người đang trôi nhanh qua đi cùng với bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, chúng con luôn cảm nhận được rằng: Đức tin là một vũ khí để chiến đấu và chiến thắng. Khi nói đến đoạn này chúng con nhớ lại ngày xưa trong giáo lý của Nhà Phật có đoạn: một vị Sư đến thời kỳ lên đường đi thỉnh kinh bên Tây Tạng để được thành Phật sau thời gian dài tọa thiền, đi nữa đường có một tên quỷ Ác Lai chận lại và đòi giết ăn thịt, nhà Sư ấy sợ quá và van xin đồng thời nhân dịp ấy Ngài đem thuyết pháp ra để thu phục ý chí con người của Ác Lai… Sau đó khi nghe qua thuyết pháp kinh Phật; Ác Lai đã tự lấy dao mổ bụng mình và tự tay mình lấy quả tim ra nhờ nhà Sư đến Tây Tạng kính dâng lên Đức Phật… Trên đường hành trình đến Tây Tạng vì lâu ngày nên quả tim Ác Lai trở nên hôi thối gây cho nhà Sư khó chịu, cuối cùng nhà Sư đó quyết định vất trái tim đi để tiếp tục cuộc hành trình… Tới Tây Thiên khi trình diện Phật Thích Ca, thì Đức Phật mới hỏi: Trái tim đâu rồi, đưa đây cho Ta, nhà Sư lúc ấy mới ngã ngữa và ngạc nhiên, và thú tội cùng Đức Phật… Đức Thích Ca mới phán cùng nhà Sư ấy một điều: hãy đi về mà tu thêm kiếp nữa…

Qua câu chuyện nhỏ nêu trên – chúng ta nhận thấy: đôi khi con người sắp thành “chánh quả” nhưng vẫn còn phạm một lỗi gì đó thì kết quả ắt hẵn “công lao bỏ biển” mà thôi… hoặc một đoạn khác cũng trong bài viết ấy, cũng đã có đoạn:

…..Một vấn đề nữa cũng đáng lưu tâm là: khi nhìn vào các Soeur ở vào độ tuổi trung niên, thì chúng con lại nhớ đến hình ảnh của một Nữ tu ngày nào mà chúng con đã được chương trình truyền hình HTV9 giới thiệu qua một thiên phóng sự: Về một con người nhân hậu – bài nói về người Nữ tu: Soeur Maria Trần Thị Lâm Nga ( )- một con người thánh thiện và giàu lòng nhân ái, sau khi vâng lời Mẹ Bề Trên – Soeur đã tình nguyện đi nhận công tác tại một trại an dưỡng dành cho những con người HIV ở tận mãi Lâm Đồng, cái hình ảnh: con đường đất đỏ quanh đồi mà Soeur đã đi bộ vào trại, tay xách hành lý, vừa đi vừa trầm tư mặc tưởng (hình như chính Soeur cũng đang cầu nguyện) cái hình ảnh sống động của một con người Nữ Tỳ Thiên Chúa đang đi rao giảng Nước Trời qua hành động của chính mình… Bài phóng sự cũng hơi dài, đề cập về một con người thánh thiện và nhân ái của Soeur qua từng hành động chăm sóc cho những bệnh nhân HIV, một vài trẻ em trong trại đã nhận Soeur là mẹ, qua công việc thường nhật của Soeur cũng đủ cho chúng ta nhận thấy: con người Nữ Tỳ ấy đang phân phát Hồng ân Nước Trời đến với tất cả mọi con người qua từng cử chỉ và hành động của chính Soeur đem đến, những lúc rảnh rỗi, Soeur hay chiêm niệm về Kinh Thánh, suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của những linh hồn đang đắm đuôí trong tội lỗi, những lúc ấy - Soeur đã cầu nguyện, chiêm niệm và suy gẫm… Qua bài phóng sự, qua lời đọc của phát thanh viên Đức Uy, đã làm cho người xem phải suy gẫm và tăng thêm phần kính trọng của người đời đối với các Nữ tu nói chung và cá nhân Soeur Nga nói riêng, nhưng chúng con nghĩ rằng điều ấy không phải nêu lên sự nổi bật tiếng tăm của một con người mà ngược lại - đó là một điều cần đưa lên để nhân rộng và làm vinh danh Thiên Chúa đang sống giữa tình người nhân loại, một công việc bình thường của Soeur Nga nhưng đó cũng là một đức tính cao cả của những con người đang truyền bá đức tin và rao giảng Nước Chúa ( ) Không hiểu rằng hiện giờ khi chúng con đang ngồi viết về cho quý Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hôm nay thì Soeur Nga có còn ở tại trại điều dưỡng cho các bệnh nhân nơi miền đất xa thẳm ấy nữa không. Nhưng dẫu sao chúng con vẫn cầu xin Thiên Chúa ban Ơn Hồng ân xuống cho Soeur Nga để còn tiếp tục vác Thánh giá bước đi trên con đường vinh quang đến đỉnh đồi Calve thực tại trong chính tâm hồn của người Nữ tu thánh thiện đó…

Như thế - qua câu chuyện của nhân vật Duy trong tác phẩm Nắng Chiều mà tôi đã cảm nhận được hôm nay… LêNguyenHaVy đã nêu lên cho chúng ta thấy được một vấn đề cũng khá quan trọng là cái Tâm trong mỗi con người chúng ta, cái Tâm trong mỗi nhận thức của chúng ta, và cái Tâm trong mỗi hành động và việc làm thường nhật của chúng ta, nếu chúng ta có cái Tâm mà đem cất đi vào trong tủ tâm linh của mình thì có lẽ chúng ta sẽ chưa thấy được ánh sáng của Trời đất, ngược lại nếu tất cả chúng ta luôn đem cái Tâm của mình hiện diện với chúng ta trong cuộc sống và hành động của chúng ta trên mọi bước đường mà chúng ta đi tới – ắt hẵn chúng ta sẽ luôn luôn thấy được Sự Sáng thế gian đang ở trong chúng ta, và chúng ta sẽ luôn luôn thấy được bên cạnh chúng ta có Đấng Jesus Christ sẽ dẫn dắt chúng ta cùng với thập giá cuộc đời đang gần đến đỉnh đồi Phục sinh Golgotha vinh hiển vậy…

Cuối cùng chúng ta thử nhìn lại đoạn cuối của tác phẩm để thấy rõ cái Tâm của anh Duy và Đấng quyền năng đã soi lối cho anh như thế nào qua điệp khúc sau:

… Tối hôm đó, Duy dự định sẽ mời vợ con của mình đi một nhà hàng buffet nào đó, ăn một bữa thật ngon để quên đi những điều không cần phải nhớ. Duy băng qua đường phố thật vội để bước vào một quán café vừa mới khai trương. Ngồi thả hồn bay bổng đôi chút cho khuây khỏa, anh thầm cảm ơn Chúa và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Anh đang được sống trong thế giới bé nhỏ của mình mà trong đó, có những con người biết yêu thương và quan tâm đến hạnh phúc của nhau. Họ thường cầu nguyện và nâng đỡ cho nhau. Còn gì sung sướng hơn khi được sống trong vòng tay trìu mến của Đức Chúa Trời ?

Dầu tôi đi trong trũng bóng chết,

Tôi sẽ chẳng sợ tai hoạ nào, vì Chúa ở cùng tôi: Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi.
Chúa dọn bàn cho tôi
Trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho tôi; chén tôi đầy tràn.
Quả thật, trọn đời tôi
Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi;
Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va
Cho đế lâu dài
(Thi Thiên 23)




Với cá nhân tôi, khi “niệm khúc cuối” của tác phẩm tuyệt diệu như thế, cá nhân tôi rất lấy làm thắc mắc: tại sao chỗ cuối cùng, tác gỉa bài viết lại đặt một dấu chấm hỏi (???) Phải chăng là trong sự dẫn dắt và tình thương của Đức Chúa Trời, nhân vật trong tác phẩm lại tin tưởng nhưng còn nghi ngờ… Đây là một điều cần nên xem xét kỹ lưỡng và cần tránh, theo thiển ý của tôi, nếu chúng ta đã một lòng tin tưởng vào Đấng quyền năng Giê-Hô-Va rồi thì không nên để một dấu chấm hỏi sẽ làm cho độc giả phải có một sự nghi ngờ nào đó… Chúng ta vẫn biết rằng: Chỉ có Thiên Chúa Tòan năng mới dẫn dắt và đưa chúng ta đi tới niềm hạnh phúc của Nước Trời của Ngài mà thôi, nhưng cuối cùng dấu chấm hỏi của tác giả sẽ làm cho người đọc những nghi ngờ trở thành những vấn đề bàn cãi không lối thoát… nếu nói về cách hành văn của tác giả, thì đây là một lỗi lầm của người viết khi nêu lên một vấn đề nhưng chưa xác định được đó là điều chắc chắn; nếu nói đây là một thói quen trong cách viết của tác giả thì đây là một lỗi vi phạm ngữ pháp to lớn gây sự hiểu lầm cho người đọc, nếu nói đây là một sự tùy tiện trong phương pháp diễn đạt bút pháp thì sẽ bị nhận xét là khiếm khuyết trong lối thực hiện bút pháp của mình… Do đó khi hành văn tác giả cần rất thận trọng và để ý các phương pháp cơ bản về cách hành văn và luận ngữ bút pháp của người viết để tránh đi những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, vấn đề lỗi chính tả, đây cũng là một vấn đề quan trọng trong cách hành văn của người viết, (ví dụ như câu: Cho đế lâu dài – thì phải là cho đến lâu dài) cho dù câu chuyện, câu văn hoặc những khúc luận ngữ hay ho đến đâu nhưng người đọc nhận thấy sai lỗi chính tả nhiều quá thì đó cũng là những khiếm khuyết mà độc giả sẽ bớt đi tình cảm dành cho bài viết nhiều lắm… một điều tiên quyết để tránh vấn đề này là khi viết một tác phẩm (bất kể dài, ngắn) khi xong xuôi cần nên dò lại bài khoảng ba lần, để ý các lỗi văn phạm, ngữ pháp, lỗi chính tả, có như thế thì khi bài viết của chúng ta “đã tung cánh bay đi” cảm tình của độc giả sẽ dành cho chúng ta rất nhiều và sự thiện cảm rất lớn…
____________________________

Nhân được chiêm ngưỡng tác phẩm Nắng Chiều của tác giả LêNguyênHaVy trên đăng đàn SaoMaiDanang… mà tôi vinh dự đã đọc được – một điều tiên quyết với thiển ý của tôi: nếu chúng ta tin tưởng nơi Ngài (Đấng Jésus Christ) thì chắc chắn Ngài sẽ luôn ở với chúng ta, nếu chúng ta nhìn lại đoạn Kinh Thánh đã có câu: Ai tung hô danh Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng vinh danh người ấy trước mặt Cha Ta…

Lạy Chúa Giêsu – xin Ngài luôn ở với con trên bước đường con đang đi tới, để con luôn trông cậy vào Ngài, dẫn đưa con về với Nước Ngài vậy… Amen.

Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...  Images62-1

Nguyễn Ngọc Hải
Một chút cảm nhận qua bài Nắng Chiều của LêNguyênHaVy…..
Xuân Lộc 2010.




_________________________________________

Về Đầu Trang Go down
 
Chút tâm tình với tác phẩm: Nắng chiều...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Còn nhớ chút nắng mùa Xuân.
» Chút Cảm nhận qua thi phẩm MÙI CỦA MẸ...
» Chút tạp ghi với thi phẩm MỘNG TÀN của thi nữ KIMVUI…..
» Nhớ về Cha - một chút ân tình...
» chút cảm nhận về bản tình ca: Gọi anh mùa Xuân.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM LINH :: Sống Lời Chúa Thường Nhật-
Chuyển đến