Kính trao tặng về Nữ sĩ HạNguyên
Chút Cảm xúc qua hồn thơ của Nữ sĩ HạNguyên…
Xin chân thành kính trao tặng về cho những hồn thơ SaoMai của hôm nay…
Nếu trong cõi nhân gian này, thơ là một cõi linh hồn riêng tư sâu thẳm, thơ là một thế giới riêng lẻ của những con người hay suy tư và sầu buồn trong nỗi cô đơn trầm lắng, hay thơ là một tự tình riêng lẻ của những con người đa tình đa sầu và đa cảm… thì đấy quả là không sai chút nào… Biết bao lần qua những bài thơ của rất nhiều thi nhân và của cả những con người còn ẩn danh đâu đó, nào là những bậc anh minh kỳ tài, những con người đã một thời trong phong ba gió ngàn, hoặc ngay cả những hồn thơ đã được đi vào thiên tình sử và nay cũng đã bước vào miền thiên cổ… Có thể nói những thi nhân nói chung và những người con nhà mẹ SaoMai nói riêng như VươngUyên, TrầnVĩnhAn, NguyễnVânThiên, HồMai, MiênTịnh, TuyếtNhung TháiNgô, HòangThủyBiển, QuangSơn, TuLip, HạcGiấy, TiểuThư, NữSinh, NgòGai, LêMinhMộng… Tất cả đều là những thi nhân của miền SaoMai, nhưng nếu lắng đọng những ưu tư tình cảm còn đầy những giọt buồn ẩn sâu trong bóng tối – thì tôi xin được phép đề cập đến HạNguyên – một thi nhân, một nữ sĩ của SaoMai ngày xưa bây giờ còn mãi đọng lại với thời gian, hình như chị vẫn còn mãi lùi vào chốn ẩn dật của miền quê ký ức nào đó… để rồi tiếng kêu khóc than của Chị như mãi còn ngân dài với những chuỗi ngày còn đọng lại trên chốn đất khách - để chị cứ mãi nhìn về cho những chiều quê êm ả còn trải dài trên những dòng sông – mà lòng người còn nặng lòng với cố hương còn xa vời xa thẳm…
Hình như “ngày ra đi” của Chị HạNguyên vì một lý do nào đó cũng như bao người con “cũng ra đi” dấu chưa mang nặng những nỗi ưu tư cho mình, nên những bước chân ra đi giã từ quê nhà còn chút gì đó vô tư và mông mỵ ? Hình như không ai có thể mang cho mình những hoài niệm khi rời xa quê nhà cố hương – nhất là về cho một kỷ niệm lớn lao và xa xăm nào… để rồi hôm nay khi nhìn lại một chặng đường phiêu bạt giang hồ nơi viễn xứ đất khách, nhớ về cho một tháng ngày hầu như chưa thể phai nhòa mà con tim đã mang nặng những ưu tư sầu muộn…
Hương ở bên lòng hương đâu xa
Ra đi mang hình bóng quê nhà
Năm châu bốn biển hằn chân bước
Đất hỡi nơi nào đất của ta… (Hoài hương – HaNguyen – Jan, 12, 2010)
Hầu hết, những người khi cất bước đều mong mỏi cho mình với thời gian còn lại có một thời còn lại nhẹ nhàng và êm ái, nếu nhìn về một cõi xa xưa nào đó, hẵn nhiên là có những ưu tư và phiền muộn, cả những người ở lại cũng thế, hoặc ngay cả những linh hồn đã biệt xứ về phía bên kia cõi vĩnh hằng cũng vậy, luôn mang cho mình với những hoài bão kỷ niệm, với thân phận con người… cá nhân tôi tin chắc là như thế… sẽ còn nhớ về cho tháng ngày ấu thơ nơi mà chính mình sinh ra và lớn lên để trở thành “một con người”… một kiếp người không hơn không kém, đã biết rằng cuộc sống này chỉ là kiếp nhân sinh phù du, nhưng ai ai cũng cần và nhớ…
Với nỗi niềm của Chị HaNguyen – cũng như bao nhiêu người con nhà Mẹ này cũng thế, cho dù trên miền phiêu lãng hay còn ở lại với những chiều quê, còn nhìn ngắm được dòng sông, còn nhớ về cho những ký ức thì cũng thế… và chính tôi đây cũng thế mà thôi. Chị Hạ Nguyên, con người của thi nhân, của Nữ sĩ SM HaNguyen - hẵn là sẽ nằm trong khía cạnh đó, để rồi hôm nay, chốn phiêu bạt giang trần của chị nhìn lại những mùa Xuân qua, chị cũng đã mang trong mình những nỗi niềm…
Gío Xuân man mác hồn viễn xứ
Chùng bước phiêu du chợt nhớ nhà
Ngược dòng hồi hương về suối cũ
Bao giờ ta thấy lại quê ta… (Hoài hương – HaNguyen – Jan, 12, 2010)
Bao giờ ta thấy lại quê ta… Hình như với Chị HaNguyên đã tự hỏi mình như thế trong những nỗi buồn – với một trong những người con gái “khi đã bước lên xe hoa về nhà chồng” Ở đây với “người con gái HạNguyên” – chị không bước lên xe hoa để rồi phải gửi gấm về cho tháng ngày còn lại của một đời con gái xuân xanh – mà Chị đã lên xe hoa để đi vào một miền xa xăm nào đó – giã từ - xa đi tất cả những luyến lưu của một thời xuân thì của Chị… đúng là:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ đi rồi bỏ cuộc chơi…
Chị HaNguyên đã đi rồi, lúc ấy không phải chị đã lên xe hoa để tiếp theo một đời con gái sang ngang của Đỗ Lễ, không phải đi vào một cõi trần tiếp theo của đời người thiếu nữ… mà chính lúc đó con người thi nhân của Chị đã đi vào một miền ký ức hoài vọng tiếp theo của một cuộc đời mà chị cho là: ngày hôm nay con thoi sẽ đưa chị về lại với ngày xưa của chị… Nhưng không phải thế… Ngày hôm nay chị còn ngồi đó, có thể trong những biệt thự sang trọng nơi miền đất khách xa lạ - nhìn qua khung cửa sổ vào một khỏang trời bao la mà mắt chị mỏi mòn tìm về cho một tháng ngày….
………..
Vời vợi lắm khoảng trời xa biền biệt.
Lối phai mờ - đường xưa đã đổi tên
Trường phố đâu – ta vội quay quắt tìm
Hỏi thầm em – em nghẹn ngào không nói
Lộ phí bao nhiêu đủ cho ta về tới
Tìm hình xưa thỏa trí nhớ gìa nua
Sầu ta đây – van người hãy đừng mua
Cho ta thấy đường quay về quê cũ…. (Sầu Viễn xứ – HaNguyen – Jan, 14, 2010)
Phải nói rằng trong tất cả những bài thơ của Chị HaNguyên – thì bài thơ Sầu viễn xứ của Chị đã gây cho chính tôi rất nhiều cảm xúc nhất… Nếu Sầu viễn xứ của HaNguyen gây cho lòng người nhiều cảm xúc – cũng giống như ngày nào bài Nhớ SaoMai của Vương Uyên, bài Thu nhớ trường, Ngày về, Băn khoăn, Đêm tan ca, và bài Mơ một thời của HaNguyên… Tất cả đều là những nỗi sầu trầm lắng không hơn không kém mà chính tôi đã cảm nhận. Có thể nói trong số thi nhân của SaoMai – có rất nhiều thi nhân và nữ sĩ có mang cho mình rất nhiều nỗi ưu tư sầu muộn – trong số đó không ai giống như ai, không nỗi sầu nào giống nỗi buồn nào, mỗi người đều có một nét và những đặc điểm riêng qua nhưng hồn thơ của mỗi con người – nhưng chung lại thì đó chính là những ưu tư sầu buồn của từng cá nhân thi nhân mà tôi đã vinh hạnh được chiêm ngắm…
Với chị HaNguyên – cho dẫu là một người con gái, trong một thời thế đầy dẫy những chiến cuộc của ngày xưa… hình như chị cũng đã cảm nhận được mùi thuốc súng và nghiệp binh đao của cuộc đời, ngày xưa còn có nàng Tô Thị không trực tiếp đi ngoài chiến trận, nhưng cũng để lại cho cuộc đời một cung oán binh đao với ngày về vô vọng của người chồng…. Hôm nay Chị HạNguyên thì khác hẵn như vậy – cũng trong một nghiệp binh đao như vậy để rồi nàng TôThị HạNguyên còn phải viết lên với cõi lòng mình trong nỗi cay đắng…
Tàn cuộc chiến ôm hận vào ngục thất
Mười phần đi một phần sống đem về
Thân tiều tụy bước lê trên nẻo phố
Hai vũng buồn trong đôi mắt cạn khô… (Ngày về – HaNguyen – Jan, 19, 2010)
Còn gì đâu nữa, còn gì đâu để mà khóc với sầu, ngày xưa có bài: Năm cụm núi quê hương, để nhớ về cho người thương binh còn được trở về sau cuộc chiến, nhưng phải gửi lại một phần thân xác trên chiến trường… ngày hôm nay, trong nỗi ưu sầu của HạNguyên thì cho dù thân xác vẫn còn nguyên vẹn, nhưng “cánh cửa tâm hồn” của người mẹ quê đã đóng lại với bàn tay quờ quạng lù mù trong câu hỏi “ai đó…”
Mẹ quơ tay hỏi ai vừa vào đó
Mà sao nghe mùi hơi thở quen quen
Tim chết lặng, khẳng khiu tay hóa đá
Con về đây sao mắt mẹ không còn
Nắng chiều soi hai mái đầu tóc bạc
Tóc hoa cau mẹ gội bởi thời gian
Tóc con phai bởi cuộc chiến điêu tàn
Hòang hôn phủ hai mái đầu tóc bạc…. (Ngày về – HaNguyen – Jan, 19, 2010)
Người mẹ mòn mỏi đợi chờ… người con còn biền biệt, nhìn sự đời đen bạc của hai con người trong một kiếp nhân sinh này với hai hình ảnh cách biệt, ở đây chị HạNguyên đề cập đến một người mẹ, một người con… nhưng tâm hồn chị lại sâu lắng về cho một hình bóng con người với một cuộc tình chưa tàn của hai con người trong nỗi ưu tư của chị… Hình như Chị HạNguyên đã lấy hình ảnh một người mẹ quê, một hình ảnh quê nhà với những “gié lúa” để diễn tả cho một cuộc tình thâm sâu của mình mà còn mãi lắng đọng và chất chứa, hình ảnh buổi chiều quê trên những cánh đồng còn thơm mùi rạ và rơm – giống như TranVietHung đã thấy được mùi rơm rạ của miền quê nhà chất chứa rất nhiều kỷ niệm của những con người….
Có những trưa hè nắng phủ đầu
Cha đi biền biệt, mẹ buồn đau
Đem em về sống cùng nương rẫy
Làm lán phá rừng để nuôi nhau
Mẹ dựng nhà tranh sát bụi tre
Đêm đêm nghe tiếng cuốc gọi hè
Bên đèn hiu hắt em thầm hỏi
“Mẹ ơi! Cha của chúng con đâu ?”
Buổi sáng em theo mẹ ra đồng
Say sưa trên ruộng mới gặt xong
Nhặt từng gié lúa về vo gạo
Em lớn lên từ những cánh đồng…. (Có – HaNguyen – 24/08/09)
Cái thưở chưa tàn phai, cái thời còn hồn nhiên và mộng mỵ, tuổi thơ ai cũng thế, hình như đều có một tấm lòng. Ở đây thi nhân HaNguyên đã tự trải dài lòng mình trên những trang giấy cũng như bao nhiêu thi nhân khác, mỗi con người đều có một vẻ, một ưu sầu riêng lẻ, nhưng với chị HaNguyên ở đây… hình như sau khi “người con gái cất bước lên xe hoa về miền nơi ấy…” còn nhớ những chiều quê thật êm đềm với lứa tuổi hồn nhiên và còn thoang thoảng mùi rơm rạ giống như cuộc đời của thi nhân SM TranVietHung vậy. Mùi rơm rạ - cái mùi vị của quê hương đã nuôi rất nhiều con người lớn lên từ những cánh đồng, những con diều, những trái sim tím, những màn sương mờ với hình ảnh con trâu về chuồng của những chiều tắt nắng… Với Chị HaNguyên cũng đã cảm nhận được điều đó, và chị cũng đã lớn lên từ mùi rơm rạ, từ những mùi đất quen thuộc, và cũng chính chị HaNguyên cũng đã từng uống những ngụm nước của dòng sông quê nhà, và quan trọng nhất là chị cũng đã nhìn những “mùa phượng rơi đỏ cả sân trường – hoặc những hoa mai vàng khi mùa Xuân về, có khi trên những chiều tan trường – chị HaNguyen cũng ưu tư cõi lòng mình trên đường phố nhỏ có lá rơi hoặc còn nghe mùi hoa sứ bên Cổ viện Chàm mà nhớ về cho mình với một tháng ngày khi chưa ra đi….
Nếu phần đời còn lại của Chị HaNguyên còn nơi ấy để nhớ về cho một chuỗi ngày dài hầu như vô tận để mà nhớ, thì chính ngay cả VươngUyên cũng vậy, hoặc ngay cả VânThiên, HồMai, TrVietHung, và cả những nữ sĩ SM MinhMong, ThaiNgo, TuyetNhung, Nusinh, HacGiay, NgoGai, hoặc PTHien và cả TuLip cũng thế… Cũng là những nỗi nhớ
Trời hỡi ! tạo chi ra nỗi nhớ
Để lòng người còn mãi những vấn vương (NNH)
Nếu cứ như gỗ đá, cứ như gió thỏang đẩy đi những áng mây ngàn – họa chi có lẽ còn hay…nhưng không phải thế, những con người sinh ra để còn mãi ngồi viết… và nhớ, luyến lưu về cho một thời, để rồi không vào nỗi được tàn phai… dấu mờ nhân thế hình như không thể nào phai được trong lớp tuyết xứ người dày đặc, còn ẩn mất đi với những chiều sương mờ mịt tưởng chừng đi vào cõi chân mây vô vọng nào…. Ngược lại cho dù với những lớp tuyết dày cao chất ngất, cho dù với những màn sương mù khơi đang giăng trên đỉnh Hải Vân của ngày nào – thì con người ta vẫn mãi nhớ - nhớ về cho một hoài niệm không thể đi vào dĩ vãng phai nhạt được…
Có một trong muôn vàn nỗi nhớ mà dấu ấn còn đậm đà với một chất chứa tình buồn như nữ sĩ VươngUyên nào đó…
Nhưng mấy câu cuối của bài Nhớ Sao Mai của nữ sĩ V.Uyên nào đó – hình như chị đã buông xuôi tất cả vì nỗi nhớ, cũng vẫn ngôi trường, cũng những buổi chiều, cũng vẫn lớp học, cũng những buổi chiều với những bản tình ca muôn thưở - tất cả đã kết thành cho chị nhiều nỗi nhớ, nhưng hình như với nét yếu đuối của một người con gái, chị đã buông xuôi tất cả, buông đến độ phải chết lịm, thế là hết – chị đã buông tay để cho tất cả trôi vào quá khứ, phải rồi sự yếu đuối của bất cứ người con gái nào cũng buông tất cả để cho dòng nước cuốn trôi đi, để rồi hồn của chị phải chết lịm, giữa những ngón tay mà chị đã buông ra… thế là hết..
Kìa hiện tại bỗng lại về xâm chiếm
Níu Sao Mai chết lịm ngón tay buông…
Trong phần cuối của nỗi nhớ, người nữ sĩ đã buông rồi, thả hồn trôi đi rồi, khi ánh hiện tại chợt tỉnh trong cơn say với cuộc đời, người nữ sĩ V.Uyên nào đó ơi! Phải chi chị cứ cầm chặt nhớ nhung và kỷ niệm trong đôi tay mượt mà ấy và đừng để cho nó trôi đi thì hay biết dường nào, nhưng chị V.Uyên đã buông ra và mặc cho nó trôi đi tất cả, từ nỗi nhớ, nỗi xót xa, những quá khứ - dòng sông , con đò… chị đã buông xuôi rồi – tiếc quá đi mất. Phải chi chị cứ nắm chặt như thế, nắm chặt như lúc cơn say trong đời – để chị đan lại và giữ lại, để kỷ niệm ngày xưa không bao giờ mất đi được thì hay biết mấy – phải chi Kìa hiện tại bỗng giật mình thổn thức. Níu Sao Mai chết lịm ngón tay đan… như thế thì làm sao mà mất đi được, nhưng người con gái nữ sĩ nào đó đã buông xuôi tất cả, để cho gió ngàn và cơn mưa cuốn đi, thế là hết… để lại ngày xưa con đò và bến vắng, để lại hôm nay nơi phương trời xa thẳm nào mà còn lại nỗi nhớ thương, con đò ngày xưa còn dưới cây đa đang đợi người lữ khách phương nào, nhưng người đi và vẫn còn đi mãi không kịp quay về với hiện tại hôm nay, phải chi chị V.Uyên nào đó nếu đan tay lại rồi chết lịm thì chắc sẽ còn lại cho hôm nay những nỗi nhớ trong cuộc đời, phải chi nỗi nhớ ấy cứ hòa quyện trong những ngón tay đan thì kỷ niệm ngày xưa vẫn còn giữ mãi.
Phải chi…
Với chị SM VươngUyên nào đó, cũng đã mang trong mình những nỗi nhớ, hoặc như TranVietHung cũng có những nỗi nhớ…
… Ngôi trường cũ của tôi, trong đó có bạn bè tuổi thơ tôi, đầy ắp màu vàng tươi của nắng, của rơm. Đẹp lắm mùa nắng của miền trung gió cát, gió từ sông biển mang mùi rơm rạ thơm khô nồng, mùi cá tôm ngai ngái bay về trường tôi, ngôi trường tôi cũng là một kiếp người đã cõng trên lưng biết bao số phận. Có một thời con gái rạng rỡ, mềm mại, mỏng manh in lại dấu nhớ trên gương mặt. Có một thời con trai tinh nghịch, hồn nhiên, yêu thương và lắm dỗi hờn – rơm thơm đọng tuổi xuân thì… (Rơm rạ đời người – Trần Vĩnh An.)
Đúng đấy Hùng ạ! rơm rạ của đời người, trên những cảm xúc, trên những hồn thơ và trên cả những lâu đài – Sao Mai của ngày xưa khi còn cất lên tiếng ca vang của một thời xuân xanh với những cô cậu học trò còn hồn nhiên, tinh nghịch và hay hờn dỗi… Rơm rạ là của cánh đồng, những cánh đồng miền trung khô cằn trong nắng cháy chói chang, nhưng cũng chưa đủ nắng cháy khô người khi từng ngọn gió của dòng sông thổi vào… phải thế không anh!... Đời người rồi cũng sẽ qua đi thôi, những người bạn, những người em gái của bóng cả SaoMai ngày nào giờ cũng bỏ cả rơm rạ ra đi biền biệt mà chưa hát xong một khúc tình ca, dẫu biết là nước mắt chưa buông rơi,
Hỡi những người con gái – hay những người em gái, bỏ trường bỏ lớp em đi về đâu, giữa cái nắng miền trung khô cằn, em ra đi mang theo cả những hoài niệm, em đã buồn khi cất bước bỏ thầy bỏ bạn để đi tìm về một phương nào đó – tìm chốn yên thân? Hay là đi tìm về một hồn thơ của những lúc về mà ruột đau chín chiều, ở nơi ấy, em còn trông ngóng và mong đợi được sao!
Hình như em đi lạc
Trên cõi đời bơ vơ
Hỏi thăm từng hạt cát
Đường nào đi vào thơ? (Hình như 1 - TháiNgo…)
Thôi rồi – hỡi người em gái, em đã đi lạc mất rồi, hình như em đã đi lạc giữa mùa thu rụng lá – lá sầu rơi em có ngỡ quay về – em đã đi lạc giữa những hồn thơ trong cuộc đời này để rồi ôm theo một cuộc tình vô vọng mà ngày xưa em chưa kịp nói, em đã đi lạc giữa những cánh rừng hoang vu để đếm từng chiếc lá rơi… lá vẫn rơi, em vẫn ngước nhìn, ngước lên trời cao để cho nước mắt thôi chảy xuống đất – bởi vì em sợ thấm ướt những kỷ niệm của ngày xưa… Hình như em đã khóc – khi chiều về ngã bóng – khi mây về muôn phương…
Lòng người là thế – bởi vì ngày mai trong đám xuân xanh ấy – có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi… bỏ đi cả những mối tình sầu vô vọng, bỏ đi cả một thời nắng chạy tung tăng bay vờn lên mái tóc, của một thời thơ ngây, hồn nhiên và hoang dại….
Ngày hôm nay, chính tôi còn ngồi lại để còn nghe những bản tình ca muôn thưở của một thời SaoMai, nghe lại từng điệp khúc hồng, trong những tiếng nhạc du dương mà trầm lắng, im ắng quá, tự nhiên quá, để rồi chính trong mỗi con người đều “mắc nợ” cho một kiếp người. Mắc nợ như chàng Trịnh đã mắc nợ cuộc đời với những tình khúc còn nhạt phai, nợ cuộc đời với những huyền thoại chưa trôi đi vào dĩ vãng, nhạt phai chưa hẵn là những dấu hằn, bởi vì Mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cổ… dài tay em mấy thưở mắt xanh xao…nghe gió thu mưa reo mòn gót nhỏ…Nợ! Nợ đường trần, nợ trần ai, nợ của người thương và nợ cả cuộc đời còn vô vọng, nợ của mấy kiếp nhân sinh, nhưng rừng xưa đã khép lại rồi mà em vẫn chưa quay về, hay em còn mãi ra đi…
Ta mắc nợ mùa thu
Bài thơ lá rụng sương mù
Ta mắc nợ ai – bao năm rồi chưa trả nổi
Một nụ cười má lúm đồng xu (Mắc nợ - NguyenVanThien.)
NguyenVanThien đã mắc nợ cuộc đời cũng giống như anh chàng Trịnh còn mắc nợ của những cuộc tình, làm sao trả nổi đây? Nợ đủ thứ, nợ chuyện tình, nợ trần ai còn nhiều cay đắng của những cõi nhân duyên, nợ cả thầy cô, nợ cả bạn bè, và có khi nợ cả những con phố… VânThiên ơi làm sao mà trả cho hết bụi đường trần… ?
Đấy! cũng là những nỗi nhớ, nỗi buồn và ngay cả những nỗi suy tư trên những dấu hằn đời còn lại của mỗi thân phận con người… và đến đây chắc chắn cũng còn rất nhiều nỗi nhớ thương với những nỗi buồn với những người con mãi còn phiêu du đây đó trên khắp bốn phương trời biền biệt chưa ngày về thăm cố hương quê nhà… Ngày xưa người con gái trong thi ca cũng có những nỗi nhớ: nhớ mẹ già, nhớ chiều chiều, nhớ làng quê khi nơi phương xa cứ ngồi tựa cửa để còn ngóng trông…
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chín chiều của một người con gái mà ngày xưa trong đám xuân xanh đã theo chồng bỏ cuộc chơi, có phải như thế không, hay tôi cũng chưa nhớ ra hồn thơ nhớ về ai đó… nhưng dẫu sao thì cũng vẫn là những nỗi nhớ…
Với người chị gái thi nhân HaNguyên, hình như cũng ngồi tựa của để còn ngóng trông, nhìn về tận một vùng quê trong miền ký ức của chị cũng như bao nhiêu người con viễn xứ khác, không hiểu có lần nào đó chị đã một lần về “thăm quê” chưa, nếu đã có thì nỗi niềm sẽ được vơi bớt đi nhiều lắm – nếu chưa thì nỗi niềm của chị sẽ nhân lên, con số nhân cộng thêm với tháng ngày dài mà chị cũng đã mòn mỏi lắm rồi, cái mòn mỏi của một tâm hồn còn nhiều sâu lắng, không thể bày tỏ cùng ai… mà ngồi lại nơi ấy để nói cùng với con tim chính mình, nói với những hư không vô vọng và nói với những trang giấy, vần thơ… và trong vần thơ ấy – chị HaNguyên đã trải dài tâm hồn của mình kèm theo với những “giọt lệ cho nghìn thu…” với chị hầu như không thể phai tàn được…
Từ thưở ấy bao người không trở lại
Ta âm thầm ôm một kiếp lưu vong
Chiều ba mươi – ngoảnh lại đời nghiêng ngã
Thương quê hương – nhớ cố xứ vô ngần
Xuân reo vui – ta ngậm ngùi lặng lẽ
Cúc, đào, mai, rượu, mứt – có nghĩa gì.
Như chim sa sống nương nhờ tổ ấm
Đợi trời quang chắp cánh mỏng bay về
Tìm lại Xuân năm nào ta đã mất
Lại thẹn thùng như thưở mới gặp nhau
Lại e ấp như tình đầu Xuân mới
Xuân xứ người – Xuân chẳng của ta đâu !!! (Xuân xứ người – HaNguyên – Feb 09, 2010).
Không hiểu người thi nhân SM HaNguyen có bi quan lắm không ????? – Chị đón Xuân trên đất khách mà chị không thấy đó là mùa Xuân của chính mình (hình như với tôi cũng thế…) nào là bánh, mứt, rượu, hoa, quả, và ngay cả Xuân reo vui… nhưng chị đã không nhận đó là mùa Xuân mới của chính cõi lòng… Trong bài Xuân xứ người mà chị HaNguyen đã tặng cho tôi vào những ngày giáp Tết năm Canh Dần này, chị còn mang nặng những nỗi ưu tư và sầu muộn cho lòng mình khi nhớ về cố hương còn xa vời vợi… cũng như Vời vợi lắm khỏang trời xa biền biệt… xa cách đến nỗi biền biệt mà Chị HaNguyên không còn lối cũ ta về !
Một sầu thương trên mắt ai, một nỗi nhớ của những con người, chị HaNguyen và như bao nhiêu con người khác – con tim của chính mỗi con người hầu như “cứ vọng hoài niềm thổn thức” để tâm tư của Chị HaNguyên và bao nhiêu người con còn viễn xứ trên đất khách còn mãi mang nặng những chìm lắng của cõi lòng…. Cũng như trong bài: Viễn xứ - Tâm tình còn lắng đọng của NNH đã gửi lên SaoMai…
….. Thế mà hôm nay – một mùa Xuân mới lại về trên quê nhà như mang đến cho nhân sinh nhiều niềm vui mới, đất khách hay quê nhà, những ai đó còn phiêu du tận cõi mây mù nào để còn nhớ về cho một mùa Xuân mới chào đón với tất cả chúng ta, ngày hôm nay mùa Xuân đầu tiên mà tất cả những người con năm xưa đều phải “mồ côi mẹ” – nỗi niềm mồ côi trong sự đớn đau vô hạn và còn những giọt lệ sầu khóc than cho nhân thế, nhưng những cánh mai vàng vẫn tự nhiên hé nở những nụ hoa vô tư để chào đón, dù quê mẹ hay đất khách, dù hiện tại hay miền viễn xứ nào xa xăm. Mùa Xuân vẫn cứ đến, không tránh ai, không phân biệt… nó sẽ khác hẵn với những cành phượng vĩ sầu buồn trong cái nắng mùa hè chói chang và khô cằn… mùa hè của thưở nào chỉ còn biết nỗi sầu ly tan trong trang lưu ký, thì hôm nay mùa Xuân về với những nụ cười tươi thắm chào đón với những khúc tự tình sẽ không còn lắng đọng, trên quê nhà sẽ thấy mãi một mùa Xuân đầy mai vàng sắc thắm, nhưng nơi “đất khách miền viễn xứ” thì phút giao thừa chỉ còn ngồi lại bên chén trà quê hương sau một buổi làm việc bình thường, chỉ có vài phút mà nhớ về cho quê nhà đang hưởng trọn giây phút giao thừa thiêng liêng và nhiều huyền bí, chỉ thế thôi…
Phút huyền nhiệm ai còn nơi biền biệt
Nơi quê nhà em đón mùa Xuân sang
Sầu vạn cổ ta đôi người đôi ngã
Nhìn mùa Xuân chưa trọn vẹn niềm vui…
Chỉ còn có thế - còn lại hai phương trời với những hai phương trời cách biệt…
Chỉ vậy thôi! Người chị HaNguyen đang ở trong mùa Xuân “miền nơi ấy” nhưng đã tự nhận là không phải Xuân của mình. Không thèm dang đôi tay ngọc ngà để đón lấy mùa Xuân vào tim… mà cứ để cho giọt sầu rơi rơi – nhìn mùa Xuân đất khách qua đi một cách vô tình…. Bởi vì chị vẫn mãi nhớ, nhớ về cho những tình thơ còn mộng mỵ ? Bánh mứt, rượu trà… chị không màng, ngồi đây nhìn Xuân sang mà chị còn “hay thẫn thờ nuối tiếc chuyện ngày qua” – và Tết đến rồi em có hồng đôi má – Mơ tình quân ấp ủ mộng ban đầu… Trong nỗi sầu “Đêm tan ca” của HaNguyên – sau buổi làm về… thì đây chính là tại quê nhà giờ phút giao thoa của hai không gian cũ và mới… hai giờ khắc thật huyền nhiệm và linh thiêng… nhưng khổ thay nỗi nhớ trong Chị đã khuất lấp đi tất cả rồi… che dấu đi niềm hy vọng trong chị dạt dào về cho cố hương mà thôi… Hình như chị HaNguyên là bản sao của Huyền Trân Công chúa ngày xưa khi từ giã cố quốc để về nước Chiêm với thân phận làm dâu, cho dù là đã lên ngai vàng trong tà áo Hòang hậu PARMECVARI khuôn phép của nước Chiêm … trong giờ phút chia tay, không hiểu Huyền Trân có nhỏ lệ xót xa cho Trần Khắc Chung hoặc cho cha già Trần Nhân Tông đang còn nơi quê nhà… Và hôm nay cũng thế, cho dẫu trên đât chốn phồn hoa đô hội, trên cái kinh thành cao sang lộng lẫy của miền đất nơi ấy… Chị HaNguyên mãi còn nhớ về cho chuỗi ngày dài nơi cố hương quê nhà vậy… nhớ chiều quê, nhớ trường phố, nhớ trường cũ, nhớ cả mùa Xuân quê nhà, nhớ mùa hoa phượng rơi đầy, nhớ cả những tình thơ trong sân trường… và cả mùi rơm rạ đã nuôi chị khôn lớn như TranViêtHung vậy…
Nếu nói về nỗi nhớ của những người con gái xa nhà như HaNguyen, VươngUyen, hoặc MinhMong không thôi thì nỗi nhớ của mỗi con người sẽ mỗi khác… VươngUyên đã nhớ về cho trường, cho lớp cho những ngày thơ còn mãi đong đầy, HaNguyên với những nỗi nhớ có tính lặng thầm về cho cố hương quê nhà mà không thiết tưởng những gì hiện tại trên xứ người.. thì MinhMong cũng thế - cũng đã nhớ… nổi sầu nhớ của một trong những người con gái của thưở xuân xanh nào – nay còn mãi đọng lại…
Trời ơi! Nhớ quá làm sao nguôi
Góp hết tâm tư gởi về nguời
Day dứt âm vang từng nỗi nhớ
Cung đàn trăn trở khúc bi ai (LeMinhMong – Nhớ…)
LeMinhMong cũng đã nhớ, nhưng khác với chị HaNguyen, là đón Xuân về nhưng không thấy tràn ngập trong cõi lòng… LeMinhMong cũng có nỗi nhớ riêng cho mình là nhưng tâm tư của mình qua hồn thơ chỉ nói đến mùa thu… Mùa thu của MinhMong là mùa tựu trường mùa của sự gặp gỡ, mùa của hội ngộ sau một mùa hạ ly tan… nỗi nhớ của MinhMong không giống như của HaNguyên, của VươngUyên, không giống như mùi rơm ra quê nhà của TrânViêtHung, không giống như Nợ đời của NguyenVanThien hoặc của HôMai, mà nỗi nhớ của LeMinhMong là nỗi nhớ của bạn bè của tình yêu trong tình bạn, của trường xưa, của thầy cô… có thể nói trong ba hồn thơ của HaNguyên, VươngUyen, và MinhMong… tuy khác nhau nhưng cũng chỉ là một mà thôi… ai cũng còn lưu trần nơi đất khách quê người, ai cũng mang trong mình những sầu buồn nhân thế và nhớ về cho cố quốc như Huyền Trân của ngày xưa… nhưng Huyền Trân của ngày xưa vẫn còn có ngày về chốn cố hương quê nhà với người tình xưa TranKhacChung… còn ở đây với HaNguyen, VuongUyen, MinhMong… vẫn chưa thấy ngày về để được đặt chân vào dòng nước mát êm đềm của dòng sông quê, để còn nhìn cánh diều bay trong gió, để còn nhìn lại những chiều mưa trên quê nhà, mà đắm mình trong sương chiều hòang hôn mà nhớ về cho tháng ngày niên thiếu trên phố nhỏ… Nỗi nhớ còn mãi đong đầy, còn mãi triền miên như không thôi, để cho những người con gái quê nhà của ngày xưa trên đất khách còn chiều chiều lại nhớ chiều chiều…
Chiếc lá thu vàng trong gió lay
Đưa từng năm tháng tuổi xuân bay
Một mình một bóng đời lẻ bước
Anh biết chăng anh? Ở chốn này… (LeMinhMong – Chiếc lá thu vàng)
Hình như trong bốn người thiếu nữ (kể cả Huyền Trân của ngày xưa) của ngày nào… đều còn những nỗi nhớ… nhưng nỗi nhớ của riêng mỗi con người mà tôi đã cảm nhận được hôm nay, cho dẫu là mùa Xuân, hay mùa Thu, hay nỗi nhớ của nàng HuyênTrân ngày xưa, hoặc cả những nỗi nhớ về cho phấn trắng bảng đen của VuongUyen….. đối với tôi đều rất đáng trân trọng và mãi nâng niu trong tâm hồn của những người con nhà mẹ SaoMai ngày hôm nay…. Chính tôi đây cũng rất nhiều nỗi nhớ… Có thể nhìn nhận rằng: ngày hôm nay khi chính người viết bài Cảm xúc này cũng đã mang trong mình những nỗi nhớ - có lẽ đã bay vào vùng thiên cổ vĩnh hằng nào rồi… Tại sao thế ?... Vì hôm nay – khi “ngồi trong nhà” để nhìn lại thì “hình bóng người xưa” và số bạn bè vẫn mãi còn biền biệt phương nào… thậm chí đã tự “Gánh hàng rong” ruỗi đi tìm tận những cõi chân trời góc bể - cũng không còn thấy được của ngày xưa thân ái dấu yêu ấy….
x
x x
Hôm nay – cũng giống như ngày ấy ngồi bên vệ đường, tính lại sổ đời trong gánh hàng rong tần tảo với tháng ngày kỷ niệm… Tôi cũng còn mãi đi tìm và còn mãi niềm hy vọng, trường xưa với một khúc tình cũ đoạn trường rong ruỗi… mà tôi vẫn còn mãi ra đi – không giống như Chị HaNguyen, VươngUyên, MinhMong, ThaiNgo, TuyetNhung, NuSinh, NgoGai, HacGiay, TuLip, PTHien, YDuyen, YKhanh, CoDong, CoNhan, VyVy… hoặc như TranVietHung, HonThy, LeLoc (với những chiều quê êm ả..) hoặc NguyenMienTinh, NguyenVanThien, HôMai, HoangThuyBien, HoangQuangSon…. Và còn những con tim nào mãi ngập tràn trong những nỗi nhớ… Xin một lần – dẫu một lần thôi – hãy quay về với những chiều mưa, với những dòng nước mát êm ả, trên con phố nhỏ trường xưa còn in bóng, để tất cả chúng ta còn nhìn thấy được một chút tình thiêng liêng và huyền nhiệm nào đó – để rồi mai kia tất cả đều cũng sẽ đi vào một cõi tàn phai – thiên thu….
NguyenNgocHai.
Một nỗi nhớ trong những hồn thơ
_________________________________________